Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng một hoặc các thành phần của đĩa đệm (nhân nhầy, vòng sợi, mâm sụn bị dịch chuyển khỏi vị trí bình thường của nó (thường do chấn thương). Khi di chuyển ra phía sau sẽ chèn ép vào thần kinh gây chứng đau theo phân bố rễ thần kinh bị chèn ép, gọi là đau Thần kinh tọa.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau Thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ Thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Nguyên nhân Thoát vị đĩa đệm đa số do chấn thương, có thể xảy ra đột ngột như cúi người khiêng vật nặng quá sức, té từ trên cao. Cũng có thể là những Chấn thương nhẹ nhưng lại lặp đi lặp lại nhiều lần do nghề nghiệp như những người thường xuyên phải lao động nặng, tài xế lái xe phải ngồi lâu trên xe và bị rung lắc thường xuyên ... do lực đè nén làm vỡ rách, bong tróc đĩa đệm, Rách dây chằng dọc sau và đĩa đệm bị đẩy ra ngoài.

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - ảnh 1
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm đa số do chấn thương, có thể xảy ra đột ngột

3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đau thần kinh toạ là triệu chứng chính của thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng xuất hiện từ từ nặng dần hoặc đột ngột sau 1 động tác sai tư thế như cúi lưng khiêng nặng, hoặc sau tai nạn, chấn thương. Người bệnh bị đau từ thắt lưng lan ra mông, dọc xuống chân theo phân bố rễ thần kinh bị chèn ép

  • Rễ L3, L4 bị chèn ép: Đau thắt lưng lan mặt trước đùi, mặt trước trong cẳng chân, mặt trong lòng bàn chân, kẻ ngón 1,2.
  • Rễ L5 bị chèn ép: Đau thắt lưng lan mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mu chân đến ngón 1.
  • Rễ S1 bị chèn ép: Đau thắt lưng lan mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, gót chân, bờ ngoài bàn chân đến ngón 5.

Rối loạn cảm giác: lúc đầu là tê, sau đó mất cảm giác, cũng theo phân bố rễ.

Liệt vận động: có thể yếu hoặc liệt hoàn toàn một hoặc hai chân.

Hội chứng chùm đuôi ngựa: Trường hợp nặng bệnh nhân căng tức hoặc tê bì, mất cảm giác vùng hậu môn sinh dục, bí tiểu.

Hình cộng hưởng từ (MRI):

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - ảnh 2
Hình cộng hưởng từ (MRI) thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

3. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

3.1 Điều trị bảo tồn:

Biện pháp không dùng thuốc:

  • Nằm nghỉ tại giường một thời gian (thường 1-2 ngày) trong giai đoạn đau nhiều và cho hoạt động trở lại khi giảm đau. Sau đó cho người bệnh tập các động tác kéo giãn cột sống và tập tăng cường sức mạnh khối cơ thân như hít xà đơn, hít đất, bơi lội ...

Dùng thuốc:

  • Tuỳ tình trạng nặng nhẹ của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp các thuốc giảm đau, giảm viêm, dãn cơ, chống phù nề ... Tiêm corticoid tại chỗ ngày nay ít sử dụng do nhiều biến chứng về sau.

3.2 - Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Phẫu thuật trong trường hợp: Khoảng 80% các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể chữa được bằng phương pháp bảo tồn, chỉ khoảng 20% là cần phải mổ. Chỉ định mổ trong các trường hợp sau:

  • Thoát vị đĩa đệm gây đau thần kinh tọa nặng, cấp tính không đáp ứng thuốc giảm đau.
  • Thoát vị đĩa đệm đã được điều trị bảo tồn tích cực 6-8 tuần thất bại.
  • Thoát vị đĩa đệm tái phát sau mổ.
  • Thoát vị đĩa đệm có biến chứng: liệt vận động hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa.

Ngoài các trường hợp trên, đa số các trường hợp còn lại (khoảng 80%) điều trị bảo tồn (nghỉ ngơi, dùng thuốc kết hợp luyện tập cơ thể) cho kết quả tốt.

Các phương pháp phẫu thuật:

Mục tiêu của phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm là giải phóng rễ thần kinh khỏi sự chèn ép bởi khối thoát vị, nhằm giúp bệnh nhân giảm đau, phục hồi vận động và sớm trở lại công việc ban đầu.

Phẫu thuật ít xâm lấn:

Phẫu thuật cắt đĩa đệm qua đường mổ nhỏ lối sau với đường rạch da 3 cm, cắt dây chằng vàng một bên và một phần tối thiểu bản sống, lấy khối thoát vị. Đây là một phương pháp ít tàn phá, không cần trang thiết bị đắt tiền nên phổ biến ở nước ta hiện nay.

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - ảnh 3
Phẫu thuật ít xâm lấn

Phẫu thuật cắt đĩa đệm vi phẫu qua ống banh nội soi:

Phẫu thuật này giúp thời gian nằm viện ngắn. Phẫu thuật này đòi hỏi phẫu thuật viên phải thao tác hết sức nhuần nhuyễn với kính hiển vi phẫu thuật rất đắt tiền.

Phẫu thuật cắt đĩa đệm Nội soi qua lỗ liên hợp, lỗ liên bản sống:

Thực hiện đầu tiên ở Cộng Hòa Liên Bang Đức với hiệu quả tốt ít tai biến, ít đau sau mổ. Bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày hoặc ngày hôm sau.

Các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu có ưu điểm là ít tàn phá mô lành, ít đau, thời gian hồi hồi nhanh, xuất viện sớm sau mổ.

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tác động cột sống ở đâu

Phòng Khám Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp Đức Phúc là Đơn vị uy tín và duy nhất Điều trị Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp, gai đôi cột sống bằng phương pháp hiện đại, phòng khám đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiệu quả ngay sau 01 lần điều trị

Địa Chỉ: Số 141 Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Đặt lịch khám, tư vấn và CSKH: 0865554486

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung