Tên gọi khác: Đau thắt lưng, đau lưng dưới
Triệu chứng
Triệu chứng của đau thắt lưng sẽ xuất hiện khi lưng của bạn bị chấn thương. Bạn có thể có cảm giác ngứa ran hoặc rát, đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói. Cơn đau có thể nhẹ hoặc rất nghiêm trọng khiến bạn không thể cử động.
Chẩn đoán
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau thắt lưng (đau lưng dưới)?
Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng cách hỏi bệnh sử và khám lâm sàng. Chụp X-quang hay cộng hưởng từ (MRI) có thể được thực hiện nếu cần những hình ảnh rõ hơn về xương, dây thần kinh, đĩa đệm hoặc các vùng khác.
Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để tìm ra liệu có phải cơn đau là do những bệnh lý khác có cùng triệu chứng hay không.
Tổng quan
Đau thắt lưng (đau lưng dưới) là bệnh gì?
Thuật ngữ đau thắt lưng chỉ những cơn đau ở phần phía dưới của cột sống. Lưng được tạo thành từ các đốt của xương sống, đĩa đệm giữa các đốt sống, tủy sống (chứa các dây thần kinh), cơ và dây chằng. Cơ ở vùng lưng và bụng giúp nâng đỡ cột sống. Chấn thương ở khu vực này có thể gây đau nhức. Cơn đau có thể cấp tính kéo dài vài ngày hoặc mạn tính.
Những ai thường mắc phải đau thắt lưng (đau lưng dưới)?
Đau thắt lưng là một bệnh khá phổ biến. Gần như tất cả mọi người đều sẽ bị đau thắt lưng trong đời. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau thắt lưng (đau lưng dưới) là gì?
Triệu chứng của đau thắt lưng sẽ xuất hiện khi lưng của bạn bị chấn thương. Bạn có thể có cảm giác Ngứa ran hoặc rát, đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói. Cơn đau có thể nhẹ hoặc rất nghiêm trọng khiến bạn không thể cử động.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng, bạn cũng có thể bị đau lan xuống chân, hông hoặc lòng bàn chân. Bàn chân của bạn cũng có thể yếu đi. Triệu chứng thường sẽ hết sau vài ngày hoặc vài tuần điều trị hoặc trở thành mạn tính và cần điều trị kéo dài.
Ngoài ra còn có thể có các triệu chứng khác không được đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra đau thắt lưng (đau lưng dưới) là gì?
Một chấn thương hoặc tai nạn chẳng hạn như té ngã có thể gây ra đau thắt lưng cấp tính kéo dài từ 1 tới 7 ngày. Đau thắt lưng mãn tính kéo dài lâu hơn, thường trong vòng hơn 3 tháng.
Các nguyên nhân gây ra đau thắt lưng bao gồm:
Xoay người hoặc cử động đột ngột cũng có thể gây đau thắt lưng;
Béo phì;
Nâng vật năng sai tư thế lâu ngày;
Yếu các cơ thắt lưng và cơ bụng;
Nhiều người bị đau sau khi ngồi một chỗ trong một thời gian dài;
Cố với lấy một vật ở xa.
Đau thắt lưng cũng có thể xảy ra cùng với những bệnh khác, ví dụ như viêm khớp hay đau cơ xơ hóa và một số bệnh lý nghiêm trọng (nhưng hiếm khi xảy ra) như ung thư, bệnh thận hay các bệnh lý về huyết học.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau thắt lưng (đau lưng dưới)?
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh đau lưng, thậm chí trẻ em và thanh thiếu niên. Mặc dù thừa cân, thiếu luyện tập và nâng vật nặng không đúng cách vẫn thường bị quy là nguyên nhân của đau lưng nhưng các nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng.
Theo thống kê, những người có vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm và lo âu có nguy cơ bị đau thắt lưng cao hơn, mặc dù lý do tại sao có sự gia tăng nguy cơ này vẫn chưa được biết đến.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau thắt lưng (đau lưng dưới)?
Đau thắt lưng có thể được hạn chế nếu bạn:
Sử dụng thuốc được kê đơn;
Giảm cân nếu bạn thừa cân;
Nên tập các bài tập duỗi lưng và tăng cường sự dẻo dai mỗi ngày;
Giữ tư thế đúng khi ngồi, đi đứng hoặc mang vác.
Đau lưng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn biết làm việc và vận động đúng tư thế. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn các bài tập tác động lên cơ lưng và cơ bụng làm tăng sức bền và khả năng chịu tải trọng của cơ cũng góp phần phòng ngừa đau lưng. Hãy chú ý khi bạn sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu bạn đau lưng kéo dài hoặc bị yếu cơ hai chân. Cuối cùng, bạn nên thay đổi lối sống thụ động, không ngồi một chỗ quá lâu và giảm cân; điều này không chỉ tốt cho lưng mà còn làm giảm nguy cơ của rất nhiều bệnh khác.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị đau thắt lưng (đau lưng dưới)?
Phương pháp điều trị đau thắt lưng phụ thuộc vào nguyên nhân và thời gian kéo dài của bệnh.
Nếu bệnh gây ra bởi chấn thương, bác sĩ sẽ đề nghị dùng phương pháp chườm đá. Những loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể giúp giảm đau. Cơn đau trầm trọng hơn có thể cần phải sử dụng những loại thuốc mạnh hơn có chứa morphin trong thời gian ngắn. Đối với triệu chứng co thắt cơ, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc giãn cơ.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tất cả các loại thuốc trên đều có thể gây ra tác dụng phụ. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thê gây ra bệnh đau dạ dày, loét, phát ban và những vấn đề về gan và thận. Thuốc dãn cơ có thể gây ra buồn ngủ, chóng mặt hay phát ban.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để giúp làm giảm đau. Phương pháp này được áp dụng nhiều cho các bệnh nhân bị đau thắt lưng mãn tính, tình trạng của người bệnh có thể được cải thiện nhờ vào những bài tập thể dục dành cho phần thắt lưng và bụng.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau thắt lưng (đau lưng dưới)?
Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng cách hỏi bệnh sử và khám lâm sàng. Chụp X-quang hay cộng hưởng từ (MRI) có thể được thực hiện nếu cần những hình ảnh rõ hơn về xương, dây thần kinh, đĩa đệm hoặc các vùng khác.
Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để tìm ra liệu có phải cơn đau là do những bệnh lý khác có cùng triệu chứng hay không.