Đau thần kinh tọa là gì? và cách phòng tránh

Đau thần kinh tọa là hội chứng thần kinh đau dọc theo dây thần kinh tọa và các nhánh của nó. Căn nguyên của bệnh thường là do thoát vị đĩa đệm. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hay cấp tính và tăng dần khi người bệnh gắng sức, thay đổi tư thế hoặc ho, hắt hơi.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Đau dây Thần kinh tọa là gì?

Đau dây thần kinh tọa (là Sciatica pain) là cơn đau toả ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, nhánh từ lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới từng chân. Thông thường, đau thần kinh toạ chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

Đau thần kinh tọa thường xảy ra khi Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng (dưới). Các đốt sống (xương tạo nên cột sống) được tách ra và được đệm bởi các đĩa tròn và các mô liên kết. Khi một đĩa bị mòn do Chấn thương hoặc chỉ là sau nhiều năm sử dụng thì trung tâm của nó có thể bắt đầu đẩy ra khỏi vòng ngoài. Thêm vào đó, xương cột sống trên cột sống hoặc hẹp cột sống chèn ép một phần của dây thần kinh. Điều này gây ra viêm, đau và thường bị tê ở chân.

Đau thần kinh tọa là gì? và cách phòng tránh - ảnh 1

2. Triệu chứng đau thần kinh tọa

Dấu hiệu đặc biệt nhất của đau thần kinh tọa là cơn đau tỏa ra từ lưng dưới vào lưng hoặc bên cạnh hoặc chân.

Cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, hoặc đau dữ dội. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy như một cú điện giật. Hoặc nó có thể tồi tệ hơn khi Ho hoặc hắt hơi, hoặc ngồi lâu cũng có thể làm cho triệu chứng của bệnh càng trở nên nặng hơn.

Một số trường hợp khác có thể bị tê, Ngứa ra hoặc yếu cơ ở chân và bàn chân. Hoặc có thể bị đau một phần ở chân và tê ở một số bộ phận khác của cơ thể.

Đau thần kinh tọa nhẹ thường sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau ngày càng tăng lên và kéo dài hơn một tuần hoặc cơn đau ngày càng nghiêm trọng và tồi tệ cần phải được khám bởi bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp. Những trường hợp cần phải được chăm sóc bởi bác sĩ và các dịch vụ y tế khi bị đau đột ngột, dữ dội ở lưng hoặc chân và tê hoặc yếu ở chân. Hoặc cơn đau sau Chấn thương như tai nạn giao thông, hoặc gặp khó khăn trong việc kiểm soát ruột và bàng quang.

3. Các nguyên nhân đau thần kinh tọa

3.1 Tuổi tác

Những thay đổi liên quan đến tuổi ở cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và Gai cột sống là nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa. Hầu hết những người đau thần kinh tọa thường từ 30 đến 50 tuổi.

3.2 Cân nặng

Tăng thêm cân có thể gây áp lực lên cột sống đồng nghĩa với việc là những người thừa cân Béo phì hoặc phụ nữ Mang thai có nhiều khả năng bị thoát vị đĩa đệm.

3.3 Bệnh tiểu đường

Tình trạng này ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.

Đau thần kinh tọa là gì? và cách phòng tránh - ảnh 2
Bệnh tiểu đường có liên quan đến đau thần kinh tọa

3.4 Do đặc thù của công việc

Những công việc đòi hỏi phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong một thời gian dài có thể đóng vai trò không nhỏ trong bệnh đau thần kinh tọa. Hoặc ngồi kéo dài hay có lối sống ít vận động thì có nhiều khả năng mắc bệnh đau thần kinh tọa hơn những người thường xuyên hoạt động.

4. Biến chứng của đau thần kinh tọa

Mặc dù hầu hết người bệnh đau thần kinh toạ có thể phục hồi hoàn toàn, nhưng nếu không được điều trị dứt điểm thì đau thần kinh toạ có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Và đây là một số dấu hiệu biến chứng của đau thần kinh tọa cần được khám và điều trị sớm: Mất cảm giác ở chân, yếu cơ chân, mất chức năng ruột hoặc bàng quang.

5. Biện pháp phòng bệnh đau thần kinh tọa

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đau thần kinh tọa và tình trạng này có thể tái phát. Tuy nhiên, nếu thực hiện những điều này có thể góp phần làm giảm cơn đau và cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa.

  • Tập thể dục thường xuyên. Để giữa cho lưng có thể hoạt động tốt, đặc biệt là các cơ cốt lõi như: cơ bụng, cơ lưng dưới-là các cơ rất cần thiết cho tư thế và những sự liên kết thích hợp.
  • Duy trì tư thế phù hợp khi ngồi. Vị trí ngồi nên được chọn có thiết bị hỗ trợ lưng dưới tốt, có tay vịn và chân đế xoay. Có thể đặt một chiếc gối hoặc một chiếc khăn cuộn phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của lưng. Giữ độ cao của đầu gối và hông phù hợp với tư thế ngồi.
Đau thần kinh tọa là gì? và cách phòng tránh - ảnh 3
Duy trì tư thế ngồi phù hợp giúp phòng bệnh đau thần kinh tọa
  • Sử dụng chuyển động cơ học của cơ thể. Nếu đứng trong thời gian dài nên thỉnh thoảng đặt một chân lên chiếc ghế hoặc hộp nhỏ. Khi muốn nâng hoặc bê vật nặng hãy để chi dưới làm việc. Giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối. Tránh nâng vật nặng và thay đổi tư thế đồng thời.

6. Điều trị Đau thần kinh tọa

  • Áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống, gồm cả những bài tập co giãn nhẹ.
  • Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất.
  • Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống.
  • Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng.
  • Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo. Ngủ nằm với một chiếc gối dưới đầu gối hoặc ngủ nghiêng với chiếc gối giữa hai chân.
  • Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng. Thực hiện nâng nhấc đồ vật một cách an toàn.
  • Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp.
  • Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.
  • Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài.
  • Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.
  • Tự giữ vững nếu cảm thấy có một cơn Ho hay hắt hơi mạnh sẽ đến.
  • Làm nhẹ ví và đừng để nó ở túi quần ngay sau hông.
  • Mang giày đúng cỡ, thoải mái...

7. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tác động cột sống ở đâu

Phòng Khám Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp Đức Phúc là Đơn vị uy tín và duy nhất Điều trị Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp, gai đôi cột sống bằng phương pháp hiện đại, phòng khám đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiệu quả ngay sau 01 lần điều trị

  • Đăng ký khám qua Bcare giảm chỉ còn: 100.000 VNĐ /1 lướt khám
  • Giảm giá 15% đến 20% gói điều trị thoát vị đĩa đệm khi đăng ký qua Bcare
  • Đặt lịch khám, tư vấn và CSKH: 0865554486
  • Địa Chỉ: Số 141 Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  • Không phải chờ đợi khi đăng ký khám qua Bcare

 

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung