Gai cột sống

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ. Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.

Tên gọi khác: Gai cột sống, Spondylosis

Triệu chứng

Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi. Cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở phần cột sống liên quan. Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân. Cơ bắp yếu đi (đặc biệt là ở tay và chân). Mất cân bằng. Mất kiểm soát đường tiểu tiện và/hoặc đại tiện (tình huống nguy cấp).

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp X-quang.

Điều trị

Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai. Điều trị gồm: Nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc giảm đau dùng cho đau cấp tính như Paracetamol, Celecoxib, Melocicam; thuốc giãn cơ như Eperison; vitamin B1, B6, B12. Phẫu thuật cắt bỏ gai chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật. Châm cứu có thể làm giảm đau phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy. Vật lý trị liệu, xoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai. Không làm việc nặng, hạn chế đi lại, nằm ngửa, gối thấp, không nằm võng, ghế bố, nệm mềm, ngửa cổ hoặc kéo cổ, kéo giãn cột sống thắt lưng.

Nguyên nhân

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.

Gai cột sống thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp và cản trở cử động của xương đồng thời gây ra đau đớn ở các mức độ khác nhau.

Bất cứ phần nào của cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gai cột sống, nhưng thông thường khu vực thắt lưng và cổ hay mắc chứng bệnh này nhất. Các thuật ngữ như gai đốt sống cổ, gai đốt sống ngực và gai đốt sống thắt lưng được sử dụng tương ứng với khu vực mắc phải.

Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.

Phòng ngừa

Theo một số thống kê thì có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:

1. Do viêm khớp cột sống mãn tính:

Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.

2. Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống:

Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi, đó là sự lắng đọng Canxi dưới dạng Canxi pyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp.

Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

3. Chấn thương:

Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Điều trị

  • Chế độ dinh dưỡng

  •  Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi. Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200 mg canxi.

  • Thức ăn chứa nhiều canxi như sữa, các sản phẩm từ sữa – đây là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra còn kể đến các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng Canxi đáng kể.

  • Giảm cân nếu béo phì để giảm áp lực cho cột sống.

  • Sử dụng xương ống hay sụn sườn bò, lợn để hầm canh hằng ngày, bởi vì trong những loại thực phẩm đó có chứa nhiều Glucosamin và Chondroitin là những hợp chất tự nhiên, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe, bổ sung nguồn canxi cho cơ thể.

  •  Sử dụng đậu nành: Không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương.

  • Sử dụng nấm và mộc nhĩ: Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… là các bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi.

  • Hoa quả: Nên ăn các loại ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố vitamin C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm.

  • Cà rốt rất giàu vitamin A và E, hai yếu tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Súp lơ xanh là thực phẩm giàu vitamin K và C, giúp xương khớp chắc khỏe.

  • Tập thể dục

  • Tập thể dục, đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Tập thể dục buổi sáng 10-15 phút với các bài tập thở, thực hiện các động tác vận động các phần cột sống về tất cả các hướng.

  • Tránh những môn thể thao quá sức chịu đựng bình thường của mình (như cử tạ quá nặng, tập thể dục, vận động quá khó), nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga.

  • Tập thể dục thường xuyên, hoạt động nhiều sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Thường xuyên hoạt động ngoài trời sẽ tăng tạo vitamin D bởi khi tiếp xúc với ánh nắng, da sẽ giúp tổng hợp vitamin D cho cơ thể.

  • Tránh các thói quen xấu

  • Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.

  • Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ. Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.

  • Không hút thuốc lá.

  • Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh.

  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, tránh làm tăng áp lực lên cột sống.