1. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực là bệnh lý đĩa đệm do nhân nhầy thoát ra vòng sợi gây chèn ép vào thần kinh, và gây ra triệu chứng bệnh lý tủy Thần kinh và bệnh lý rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các bệnh lý về thoát vị cột sống, những tác nhân gây ra là do lão hóa, thói quen công việc.
Người bệnh thuộc nhóm bệnh lý rễ thường có biểu hiện là đau và tê. Đau ở cổ gáy và lan ra vai xuống tới tay, làm hạn chế vận động của tay khi đưa lên cao hoặc ra sau. Cơn đau thường nhức nhối và khó chịu, tuy nhiên đôi khi có biểu hiện giống như mệt mỏi và không rõ ràng. Nhiều người bệnh có biểu hiện đau ở một bên thành ngực hoặc vùng cột sống giữa hai bả vai. Tê tăng lên ở các ngón tay, bàn tay và vùng cẳng tay khi làm việc quá nhiều hoặc lái xe.
Đối với bệnh lý tủy thường có biểu hiện tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu ở vùng thân mình, nhất là vùng bụng trước, tiếp đến là ở hai tay và hai chân làm cho người bệnh dễ vấp ngã. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong đi lại khi bệnh trở nặng.
Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực. Trong đó có phương pháp phẫu thuật Nội soi được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Thoát vị đĩa đệm mềm được chứng minh bằng các hình ảnh MRI và CT scan, gây ra triệu chứng đau rễ thần kinh
- Thoát vị đĩa đệm mềm chèn gây triệu chứng bệnh lý tủy mức độ nhẹ
- Đối với trường hợp đau dọc trục cột sống hoặc đau theo rễ thần kinh bao gồm: dọc cổ ngực, gian bả vai, đau ngực lan tra trước, đau thắt lưng hoặc đau liên sườn có liên quan đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực
- Điều trị bảo tồn không đem lại kết quả
Chống chỉ định phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực đối với những trường hợp như:
- Đĩa đệm cứng, đã bị vôi hóa
- Cốt hóa dây chằng dọc sau
- Triệu chứng thần kinh đang tiến triển nặng và cần phẫu thuật mở giải ép
- Những bệnh lý cổ ngực cần giải ép và làm cứng
2. Phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực
2.1. Chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật
Phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật thần kinh. Những dụng cụ và phương tiện cần chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật bao gồm:
- Máy C-arm định vị hoặc dưới hướng dẫn của CT
- Máy nội soi
- Ống nội soi có kênh thao tác
- Các forcep nội soi có kênh thao tác
Đối với người bệnh cần được Chụp CT và MRI trước phẫu thuật. Vệ sinh sạch sẽ thân thể đặc biệt là vùng cần phẫu thuật và thụt tháo theo quy trình. Hơn nữa, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn, giải thích về những biến chứng có thể xảy ra trong cuộc phẫu thuật.
2.2. Các bước tiến hành phẫu thuật nội soi
Các bước thực hiện kỹ thuật trong phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực bao gồm:
- Người bệnh được đặt ở tư thế nằm sấp và Gây tê cục bộ
- Trong lúc phẫu thuật, dưới hướng dẫn của C-arm hoặc CT cần xác định đúng tầng thoát vị và chọn đường vào phù hợp dựa trên các mốc giải phẫu
- Đặt các nong mô mềm và trocar theo điểm rạch da thường cách đường giữa khoảng 4-7 cm
- Đặt ống nội soi vào trocar, làm sạch mô mềm và có thể cắt bỏ một phần diện khớp trên dây chằng vàng
- Trong quá trình phẫu thuật, sử dụng sóng cao tần để đốt mô mềm và cầm máu. Xác định rễ thần kinh dùng forcep lấy nhân đệm thoát vị
- Cuối cùng cầm máu và đưa rễ thần kinh về vị trí bình thường
2.3. Theo dõi và xử trí biến chứng
Sau khi phẫu thuật, người bệnh được đưa về phòng hậu phẫu để theo dõi toàn trạng, dấu hiệu sinh tồn, tràn dịch Não tủy, tràn khí màng phổi, tổn thương thần kinh, tụ máu dưới da, và tổn thương mạch máu.
Trong cuộc phẫu thuật người bệnh có thể gặp một số biến chứng như:
- Có nghi ngờ tổn thương rễ thần kinh: dừng phẫu thuật nội soi và chuyển ngay sang mổ mở
- Không định vị được khoang đĩa đệm và lấy nhân đệm không đủ: chuyển sang mổ mở
- Tổn thương mạch máu lớn như: đường đi động mạch chủ, đặt tamponade, không rút trocar: phối hợp với bác sĩ mạch máu và chuyển qua mổ mở
Sau mổ, để tránh tình trạng bí tiểu, cứng khớp,... cần khuyến khích bệnh nhân vận động sớm nhất có thể. Người bệnh sẽ được sử dụng kháng sinh để tránh nhiễm trùng và tập phục hồi chức năng.
Tóm lại, phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực được chỉ định trong trường hợp điều trị bảo tồn không đem lại kết quả. Sau phẫu thuật người bệnh có thể gặp một số biến chứng như chảy máu vết mổ, nhiễm trùng,... Do đó, bệnh nhân cần được theo dõi, khi có dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho nhân viên y tế để được can thiệp kịp thời.
3. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tác động cột sống ở đâu
Phòng Khám Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp Đức Phúc là Đơn vị uy tín và duy nhất Điều trị Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp, gai đôi cột sống bằng phương pháp hiện đại, phòng khám đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiệu quả ngay sau 01 lần điều trị
- Đăng ký khám qua Bcare giảm chỉ còn: 100.000 VNĐ /1 lướt khám
- Giảm giá 15% đến 20% gói điều trị thoát vị đĩa đệm khi đăng ký qua Bcare
- Đặt lịch khám, tư vấn và CSKH: 0865554486
- Địa Chỉ: Số 141 Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
- Không phải chờ đợi khi đăng ký khám qua Bcare