Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tác động cột sống Giải pháp hiệu qủa không dùng thuốc

19/11/2020
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tác động cột sống Giải pháp hiệu qủa không dùng thuốc

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chủ yếu gây nên các trường hợp đau cột sống thắt lưng. Nhiều Bệnh viện, phòng khám đang triển khai chữa Thoát vị đĩa đệm bằng tác động cột sống. Đây là một giải pháp không dùng thuốc và thực sự hiệu quả với người bệnh bị thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau Thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ Thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

Bệnh bao gồm 2 dạng cơ bản là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

2. Nguyên nhân, triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống, trong đó phải kể đến các nguyên nhân hàng đầu là các chấn thương cột sống, sau đó là các tư thế xấu trong lao động. Các Chấn thương tác động cột sống như ngã ngồi đập mông xuống đất, Chấn thương tác động trực tiếp vào vùng cột sống hoặc các tư thế xấu như cúi, nghiêng hay xoay người nhấc vật nặng, đặc biệt nhấc vật nặng ở cách xa người dễ gây thoát vị đĩa đệm. Sở dĩ như vậy vì lúc đó có một lực ép tác động cột sống và đĩa đệm với phân bố lực không đều: khe giữa hai đốt sống ở phía trước khép lại ép nhiều vào phần trước đĩa đệm trong khi ở phía sau khe lại mở rộng ra dẫn đến đẩy nhân nhầy chui ra khỏi lỗ rách vòng sợi về phía sau, chui vào ống sống gây chèn ép rễ Thần kinh hay tủy sống.

Thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, điển hình là những cơn đau. Tùy thuộc vào vị trí thoát vị đĩa đệm là đốt sống cổ hay đốt sống lưng mà sẽ cho những triệu chứng cụ thể khác nhau.

Ðau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. Ðau thường là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên, đau tăng khi làm các động tác gây căng dây thần kinh, đau khi vận động, giảm khi nằm nghỉ. Khi đau, người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo cột sống về một bên để chống đau kèm cơ cạnh cột sống co cứng. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi rặn, ho, hắt hơi, cúi.

Người bệnh mắc Thoát vị đĩa đệm cổ thường xuất hiện những cơn đau ở vùng cổ và vai gáy, chạy dọc xuống cánh tay, bàn tay tê bì, đau tức ngực... Người mắc thoát vị đĩa đệm lưng thường đau dữ dội vùng thắt lưng, cơn đau chạy dọc xuống hông và đùi, cẳng chân rồi lan xuống bàn chân Gây tê bì, đau buốt. Ðau thường tái phát nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần sau đó lại khỏi bệnh. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài nếu không được điều trị. Có thể có cảm giác kiến bò, kim châm tương ứng với vùng đau và thường xuất hiện sau đau. Teo cơ, yếu cơ thường xuất hiện muộn do hạn chế vận động vì đau, thường sau một thời gian khá dài mới nhận thấy.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tác động cột sống Giải pháp hiệu qủa không dùng thuốc - ảnh 1
Thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, điển hình là những cơn đau

3. Điều trị thoát vị đĩa đệm

Tùy theo tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh thoát vị đĩa đệm mà cân nhắc tới các biện pháp điều trị bảo tồn và điều trị can thiệp phẫu thuật.

Chữa thoát vị đĩa đệm bảo tồn bao gồm các biện pháp như: nghỉ ngơi; Vật lý trị liệu xoa bóp, tắm suối khoáng, đắp bùn; chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân, đắp dầu paraphin... Có thể dùng các biện pháp như tác động cột sống, kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh. Ở một vài tuần đầu tiên, khi tổn thương thoát vị đĩa đệm còn mới chưa bị xơ hóa, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống. Bên cạnh đó, việc tác động cột sống làm dịch chuyển phần thoát vị đĩa đệm bị lồi trở lại vị trí bình thường. Kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cũng có tác dụng tương tự, chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Mặc áo nẹp cột sống có tác dụng cố định tạm thời, hạn chế các động tác tác động cột sống tổn thương, qua đó giảm lực tác động lên đĩa đệm.

Biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm dùng thuốc bao gồm các thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol; giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam... uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. Lưu ý các thuốc trên dùng đường toàn thân nên có thể tác dụng không mong muốn tới dạ dày, chức năng gan, thận... Những thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal được chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống. Có thể bổ sung các thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12; các thuốc giảm đau thần kinh như neurontin.

Việc xác định chữa thoát vị đĩa đệm cột sống như thế nào là tốt và triệt để nhất cần phải căn cứ vào phương pháp điều trị chủ đạo mà cơ sở y tế ấy áp dụng. Cùng với sự phát triển của y học, ngày nay có nhiều phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm khác nhau như mổ nội soi, mổ mở, mổ laser.... Tuy nhiên, dù khá hiệu quả trong việc điều trị nhưng các phương pháp trên đều ẩn chứa nhược điểm của nó.

Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm như mổ mở, mổ nội soi, mổ laser có thời gian mổ lâu, vết thương mở có thể gây nhiễm trùng hoặc gây biến chứng, phá hủy phần thoát vị đĩa đệm làm ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bệnh nhân. Dù đạt hiệu quả tức thời nhưng xét về lâu dài thì những phương pháp đó là không triệt để.

Trong số các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiện nay, có thể nói phương pháp sử dụng phương pháp tác động cột sống (không dùng thuốc) là một cách điều trị đem lại nhiều hiệu quả đáng mừng cho người bệnh, giải quyết được nhược điểm của những phương pháp trên.

4. Phương pháp tác động cột sống không dùng thuốc 

Hiện nay, nhiều bệnh viện, phòng khám chuyên điều trị xương khớp đang áp dụng phương pháp tác động cột sống không dùng thuốc trong chữa thoát vị đĩa đệm. Đây là phương pháp khám, chữa bệnh mới, được ra đời vào năm 1947, được Bộ Y tế công nhận năm 1989:
  • An toàn tuyệt đối, chẩn đoán và tiên lượng bệnh không dùng thuốc.
  • Trị tận gốc bệnh, lưu giữ kết quả lâu dài.
  • Trị được nhiều bệnh khó với triệu chứng bệnh chưa rõ ràng
  • Áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng, mọi vùng miền, mọi lứa tuổi.
  • Bảo vệ sự cân bằng cột sống và phòng bệnh.
  • Không có phản ứng phụ trong quá trình điều trị.

Phương pháp Tác động cột sống không sử dụng châm cứu, không dùng thuốc đông y hay bất kỳ loại thuốc giảm đau, giãn cơ nào. Nguyên lý điều trị bệnh từ Tác động cột sống là: Khi đốt sống lồi, lệch, lõm, lớp cơ co cộm, teo nhược thần kinh bị chèn ép dẫn đến cơ thể bị sưng, nóng, đỏ đau. Theo giải phẫu hiện đại, mỗi đốt sống trên hệ cột sống có chức năng điều khiển bệnh lý riêng biệt. Vì vậy, để điều trị tận gốc các bệnh lý liên quan ta phải điều chỉnh gốc bệnh là cột sống. Tuy nhiên khi áp dụng điều trị theo phương pháp này cần kiêng ăn thịt bò, tôm. Không nên tắm đêm, không nên để cơ thể nhiễm lạnh gây co cơ, trash xoay chuyển tư thế đột ngột gây thoát vị đĩa đệm.

5. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tác động cột sống ở đâu

Phòng Khám Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp Đức Phúc là Đơn vị uy tín và duy nhất Điều trị Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp, gai đôi cột sống bằng phương pháp hiện đại, phòng khám đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiệu quả ngay sau 01 lần điều trị

  • Đăng ký khám qua Bcare giảm chỉ còn: 100.000 VNĐ /1 lướt khám
  • Giảm giá 15% đến 20% gói điều trị khi đăng ký qua Bcare
  • Đặt lịch khám, tư vấn và CSKH: 0865554486
  • Địa Chỉ: Số 141 Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  • Không phải chờ đợi khi đăng ký khám qua Bcare