Phòng ngừa bệnh bạch hầu cho Người lớn và trẻ em

Bệnh bạch hầu là bệnh nguy hiểm, người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh. Để phòng ngừa bạch hầu phương pháp hữu hiệu nhất là chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ. Vắc-xin bạch hầu gần như không có chống chỉ định tiêm chủng nên bất kể người lớn hay trẻ em đều có thể tiêm được.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1.Bệnh Bạch hầu có nguy hiểm?

Cùng với bệnh Ho gà, uốn ván, bệnh bạch hầu là một trong những bệnh nguy hiểm. Hiện nay, trên cả nước đang báo động về tình trạng dịch bệnh Bạch hầu có nguy cơ bùng phát. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 1 cháu bé tử vong; cách ly một số người nhiễm bệnh và tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

Theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh bạch hầu được đánh giá có mức độ nguy hiểm truyền nhiễm thuộc nhóm B, đây là loại bệnh Nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở hầu họng, mũi và thanh quản.... do vi khuẩn bạch hầu gây nên.`

Khi bị nhiễm bệnh, Vi khuẩn Bạch hầu có thể gây nên các biến chứng như:

  • Suy hô hấp và tuần hoàn
  • Giọng nói bị thay đổi, hay sặc và khó nuốt khi ăn uống
  • Lú lẫn, mơ hồ
  • Trong trường hợp nặng có thể gây hôn mê, sau đó tử vong.
  • Một số trường hợp biến chứng Viêm cơ tim hoặc viêm dây thần kinh ngoại biên.
  • Bệnh bạch hầu cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, ống thận hoại tử, chảy máu vỏ thượng thận,... ở người bệnh
  • Ở những người không được tiêm vắc-xin bạch hầu, hoặc không được điều trị kịp thời, 10% trường hợp người bệnh sẽ tử vong mặc dù đã dùng kháng sinh và sử dụng thuốc chống huyết thanh.

2. Triệu chứng bệnh bạch hầu

Khi bị bệnh bạch hầu, người bệnh sẽ xuất hiện một số Triệu chứng bệnh bạch hầu sau đây:

  • Có triệu chứng Sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn.
  • Xuất hiện giả mạc ở hai bên thành họng, giả mạc có màu trắng ngà, xám, đen và dai, dễ chảy máu.
  • Bệnh nhân có thể có dấu hiệu khó thở và khó nuốt.
  • Trường hợp bị bệnh nặng sẽ không xuất hiện các triệu chứng như Sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt. Vì bị sưng cổ nên sẽ làm hẹp đường thở gây khó thở cho người bệnh.

3. Tiêm phòng là phương pháp phòng tránh bệnh hữu hiệu nhất

Để tránh mắc bạch hầu, mọi người nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi Ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Đặc biệt mọi người nên chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ, có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu. Vắc-xin bạch hầu gần như không có chống chỉ định tiêm chủng. Do vậy, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ đều cần tiêm phòng bệnh bạch hầu.

Vậy vắc-xin bạch hầu Ho gà uốn ván tiêm mấy mũi? Theo đó, vắc-xin này được làm từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và vắc-xin Ho gà ở dạng dung dịch. Lịch tiêm cơ bản của vắc-xin tối thiểu 3 liều, với lịch tiêm như sau:

  • Trẻ nhỏ: Trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi 1. Trẻ 3 tháng tuổi tiêm mũi 2. Trẻ 4 tháng tuổi tiêm mũi 3. Nhắc lại lúc 18 tháng tuổi.
  • Người lớn: cần tiêm nhắc lại vắc-xin sau 10 năm kể từ lần đầu tiên được chủng ngừa.
 
Phòng ngừa bệnh bạch hầu cho Người lớn và trẻ em - ảnh 1

Vắc-xin bạch hầu cho trẻ em gồm 4 mũi tiêm với lịch tiêm như sau:

  • Ba mũi đầu cách nhau 30 ngày, tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi. Mũi thứ tư cách mũi thứ ba khoảng 1 năm. Tiêm nhắc lại sau 7 năm và tiếp theo cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần.
  • Người lớn: Tiêm 1 mũi vắc-xin tổng hợp theo chu kỳ 10 năm, bắt đầu từ mũi tiêm chủng cuối cùng trong độ tuổi 14-16 .

Sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, người tiêm chủng có thể gặp một số phản ứng sau tiêm như: Sốt (sốt cao trên 38,5 độ C có thể cho trẻ uống paracetamol hoặc một vài loại thuốc hạ sốt thích hợp); đau nhức, nổi ban, sưng tại chỗ. Những phản ứng khác nghiêm trọng hơn như co giật, giảm trương lực cơ thường rất hiếm gặp.

4. Vắc-xin bạch hầu dành cho trẻ em và người lớn

Có 5 loại phối hợp, gồm:

● Vắc-xin 6 trong 1 Infanrix Hexa của GSK (Bỉ)

● Vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim của Sanofi (Pháp)

● Vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim của Sanofi (Pháp)

● Adacel 0,5 ml của hãng Sanofi - Pháp

● Tetraxim 0.5 ml của hãng Sanofi - Pháp

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung