Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Phụ nữ mang thai bị bệnh basedow có thể điều trị bằng iốt phóng xạ được không?

19/01/2021
Phụ nữ mang thai bị bệnh basedow có thể điều trị bằng iốt phóng xạ được không?

Phụ nữ mang thai bị bệnh basedow thì phương pháp Điều trị iod phóng xạ không được khuyến cáo bởi hóa chất này có thể phá huỷ tuyến giáp của thai nhi (suy giáp), đồng thời làm chậm phát triển trí tuệ và tăng nguy cơ ác tính ở trẻ sơ sinh.

1. Bệnh Basedow ở phụ nữ mang thai

Quá trình Mang thai có thể gây ra một số thay đổi quan trong về sinh lý và nội tiết tố làm thay đổi chức năng tuyến giáp. Những thay đổi này sẽ được xét nghiệm thông qua chức năng tuyến giáp khi mang thai. Bệnh này do ảnh hưởng bởi hai hormone chính: estrogen và gonadotropin màng đệm (HCG) - hormone được sử dụng để test nhanh thử thai. HCG có thể tăng cao trong 3 tháng đầu dẫn đến TSH thấp đi. Khi điều này xảy ra, TSH sẽ giảm nhẹ trong 3 tháng đầu và sau đó trở lại bình thường trong suốt thời gian mang thai. Estrogen làm tăng lượng protein liên kết với hormone tuyến giáp trong huyết thanh, làm cho tốn năng lượng hormone trong máu > 99% hormon tuyến giáp trong máu liên kết với các protein này.

Tuyến giáp hoạt động bình thường nếu TSH và T4 ở trong phạm vi bình thường của quá trình mang thai. Tuyến giáp có thể thay đổi kích thước khi khi mang thai. Tuy nhiên, nó chỉ liên quan đến những phụ nữ sống ở khu vực thiếu iod.

Do đó, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh Cường giáp ở phụ nữ mang thai là bệnh Graves hay còn gọi là bệnh Basedow. Nồng độ HCG cao có thể gây ra Cường giáp thoáng qua trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

2. Điều trị phóng xạ iod

Iod thông thường là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản mà cơ thể cần được cung cấp và nguồn cung cấp iod cho cơ thể là thông qua thực phẩm. Tuyến giáp - tuyến ở cổ sử dụng iod để tạo ra hormone thực hiện chức năng cơ bản của cơ thể như tăng trưởng và phát triển thể chất. Tuy nhiên, iod được sử dụng ở một dạng khác là iod phóng xạ - là một dạng có mức độ năng lượng mạnh có thể gây hại cho cơ thể.

Iod được thiết lập thành hai dạng iod phóng xạ thường được sử dụng ở những bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp: I-123 (vô hại với tế bào tuyến giáp) và I-131 (phá hủy tế bào tuyến giáp). Bức xạ phát ra từ mỗi dạng iod này có thể được phát hiện bên ngoài bệnh nhân để thu được thông tin chức năng tuyến giáp đồng thời chụp hình ảnh kích thước và vị trí của các mô tuyến giáp. Điều trị phóng xạ iod khá an toàn với những người đã bị Dị ứng hải sản hoặc chất tương phản tia X, vì phản ứng là hợp chất chứa iod chứ không phải iod đơn thuần.

2.1. Hoạt động của phóng xạ iod

Khi người bệnh nhận một liều iod phóng xạ ở dạng viên nang lỏng hoặc tiêm tĩnh mạch, tuyến giáp sẽ hấp thụ tất cả. Vài giờ sau, máy quét đặc biệt sẽ cho hình ảnh nơi phóng xạ đã đi qua. Các bộ phận của tuyến giáp ít phóng xạ hơn so với người bình thường có thể là do bị ung thư. Hơn nữa, iod phóng xạ có thể cho thấy liệu ung thư đã lan ra ngoài tuyến giáp hay chưa. Do đó, phương pháp này sẽ giúp bác sĩ nhận biết tình trạng khối u ở cổ (ung thư tuyến giáp).

2.2. Ung thư tuyến giáp

Iod phóng xạ có thể tiêu diệt các tế bào tạo nên tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Nếu Ung thư tuyến giáp đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, iod phóng xạ cũng có thể tấn công ở các vị trí đó. Lợi ích khi sử dụng iod phóng xạ dạng lỏng là bức xạ sẽ không ảnh hưởng đến các phần còn lại của cơ thể. Bởi vì, các tế bào tuyến giáp đã hấp thụ hết hợp chất này. Sau khi được tiếp nhận một liều iod phóng xạ có thể bạn sẽ thải ra bức xạ trong một thời gian. Cho nên, bạn sẽ được cách ly trong viện vài ngày. Và một số tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm: đau cổ, đau dạ dày hoặc khô miệng. Bức xạ cũng có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng ở nam giới cũng như buồng trứng ở nữ giới.

Nếu mắc bệnh Graves, tuyến giáp sẽ tạo ra quá nhiều hormone. Iod phóng xạ là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh Graves. Các loại thuốc hoặc phương pháp phẫu thuật cũng có thể được lựa chọn và dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Ngoài ra, iod phóng xạ còn được sử dụng trong điều trị ung tử cổ tử cung, tử cung và ung thư mắt. Iod phóng xạ điều trị ung thư mắt là những u ác tính ở mắt hoặc u ác tính nội nhãn.

Phụ nữ mang thai bị bệnh basedow có thể điều trị bằng iốt phóng xạ được không? - ảnh 1
Iod phóng xạ cũng được điều trị trong Ung thư cổ tử cung

3. Những rủi ro khi điều trị iod phóng xạ

Nói chung, phương pháp điều trị iod phóng xạ là một phương pháp an toàn và hiệu quả đối cho các rối loạn tuyến giáp. Suy giáp là tác dụng phụ phổ biến của điều trị iod phóng xạ đối với cường giáp và thường thấy sau điều trị iod phóng xạ cho ung thư tuyến giáp. Tình trạng này có thể dễ dàng điều trị bằng thay thế hormone tuyến giáp.

Một số nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nhẹ của Ung thư tuyến giáp có thể được nhận thấy sau điều trị iod phóng xạ cho bệnh cường giáp. Chẳng hạn như mất vị giác và Khô miệng là do tổn thương tuyến nước bọt. Hiện nay, việc sử dụng chanh hay vitamin C hoặc kích thích chua để có khả năng làm giảm tiếp xúc của tuyến nước bọt với điều trị iod phóng xạ vẫn còn chưa rõ ràng. Cho nên, nếu áp dụng phương pháp này cần thảo luận với bác sĩ.

Điều trị iod phóng xạ dù là I-123 hay I-131 đều sẽ không được chỉ định với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Bởi trẻ có thể sẽ nhận được sữa nhiễm phóng xạ (vú mẹ là vị trí tập trung của iod phóng xạ). Nếu điều trị bằng phương pháp này phải ngừng cho con bú ít nhất 6 tuần trước khi điều trị bằng I-131 và không nên bắt đầu lại cho con bú trở lại sau khi điều trị. Không nên mang thai ít nhất 6 tháng sau điều trị để đảm bảo mức độ hormone tuyến giáp là bình thường và ổn định bởi vì quá trình điều trị này sẽ làm cho buồng trứng sẽ tiếp xúc với bức xạ.

4. Khám và điều trị bệnh về tuyến giáp ở đâu?

Khám nội tiết đái tháo đường và Siêu Âm hoàn toàn Miễn_Phí với chuyên gia Thạc sĩ, bác sĩ Mai Văn Sâm là Phó Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, Đại học Y Hà Nội.

Phụ nữ mang thai bị bệnh basedow có thể điều trị bằng iốt phóng xạ được không? - ảnh 2

Khám Tuyến Giáp và Siêu Âm hoàn toàn Miễn Phí với Tiến sĩ, bác sĩ Lê Phong: nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu nội tiết và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại viện Nội tiết trung ương (Cơ sở 1 - Thái Thịnh).

Phụ nữ mang thai bị bệnh basedow có thể điều trị bằng iốt phóng xạ được không? - ảnh 3

Nguồn tham khảo: webmd.com, thyroid.org, ncbi.nlm.nih.gov