1. Chụp cắt lớp vi tính hàm mặt có tiêm tiêm thuốc đối quang theo mặt phẳng axial và coronal
Chụp cắt lớp vi tính hàm mặt có tiêm thuốc đối quang theo mặt phẳng axial và coronal là kỹ thuật đưa một lượng thuốc có tác dụng cản quang vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Sau đó chụp lại hình ảnh bằng máy nhằm thăm khám các bệnh lý vùng hàm mặt, vùng mũi xoang, họng... Để xác định chẩn đoán cho kỹ thuật X-quang thông thường theo hai mặt phẳng là mặt phẳng ngang (axial) và đứng dọc (coronal).
Đối với chụp cắt lớp vùng hàm mặt có sử dụng thuốc cản quang có hai hướng chụp là hướng cắt theo mặt phẳng axial (hướng cắt ngang) và coronal (hướng cắt đứng ngang):
- Hướng axial: Là hướng cắt từ bờ trên xoang trán đến hết cung răng hàm dưới. Ngang với xương khẩu cái cứng.
- Hướng coronal cắt từ xoang trán đến bờ sau xương hàm dưới, vuông góc với hướng ngang.
Khi chụp cần phải chụp theo hai hướng chụp này để khảo sát tổn thương kỹ lưỡng.
Đối với các máy CLVT đa dãy hiện đại thì cắt lớp mỏng theo hướng axial và tái tạo theo hướng coronal đem lại nhiều lợi thế như thời gian chụp nhanh hơn, giảm liều tia X, chất lượng hình ảnh tốt hơn,...
2. Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Chấn thương vùng hàm mặt.Viêm, nhiễm trùng, áp xe
- Tổn thương dạng u tại vùng hàm mặt
- Theo yêu cầu chuyên môn của bác sĩ điều trị.
Chống chỉ định:
3. Quy trình chụp cắt lớp vi tính hàm mặt
3.1 Chuẩn bị
Người thực hiện: Để chụp phim cắt lớp vi tính vùng hàm mặt cần bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.
Phương tiện dùng để chụp chụp cắt lớp vi tính vùng hàm mặt gồm có:
- Máy chụp cắt lớp vi tính, máy bơm tiêm điện.
- Phim chụp, máy in và hệ thống lưu trữ hình ảnh.
- Thuốc cản quang Iod tan trong nước.
- Vật tư y tế: Bơm kim tiêm, kim tiêm luồn, bơm tiêm cho máy bơm tiêm điện, dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý, găng tay, khẩu trang, bộ khay, bông gạc.
- Hộp thuốc và những dụng cụ xử trí tai biến trong trường hợp có bất thường khi người bệnh tiêm thuốc đối quang.
Người bệnh:
- Người bệnh được giải thích rõ ràng về cách chụp cắt lớp vi tính, những lưu ý khi chụp và những tai biến có thể xảy ra để có thể phối hợp với người chụp.
- Tháo bỏ các vật dụng có thể gây ra nhiễu hình ảnh như khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc...
- Cần nhịn ăn, uống trước khi chụp 4giờ. Có thể uống nhưng không quá 50ml nước.
- Người bệnh quá kích thích, không nằm yên, lo lắng và sợ hãi hoặc trường hợp trẻ nhỏ có thể cử động, không phối hợp: Cần cho thuốc an thần trước khi chụp.
3.2 Các bước tiến hành
Chụp cắt lớp vi tính theo cả hai hướng cắt ngang (axial) và hướng đứng ngang (coronal). Đối với những cơ sở có máy cắt lớp vi tính đa dãy (từ 16 dãy trở lên) có thể chỉ cần thực hiện hướng cắt cắt ngang(axial), sau đó tái tạo lại theo hướng đứng ngang và các hướng khác nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh giống như chất lượng hình ảnh cắt ngang.
Thực hiện chụp theo hai hướng trước khi tiêm thuốc cản quang:
3.2.1 Hướng cắt ngang (axial)
- Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa, đầu giữa yên, người bệnh khi chụp cần phải nằm im, không cử động vì sẽ gây ra nhiễu ảnh.
- Thực hiện chụp định vị, chụp theo mặt phẳng song song với khẩu cái cứng.
- Chụp theo hướng ngang, từng lớp từ vị trí nền sọ cho tới xương móng.
- Độ dày của mỗi lớp cắt là từ 3mm-5mm.
- Bước nhảy bằng với độ dày lớp cắt, nên cắt xoắn ốc.
3.2.2 Hướng đứng ngang (coronal)
- Tư thế bệnh nhân: Người bệnh nằm ngửa và đầu ngửa tối đa hoặc nằm sấp đầu ngửa tối đa. Bệnh nhân cần nằm Bất động trong vài phút khi kỹ thuật viên chụp.
- Thực hiện chụp định vị, theo mặt phẳng cắt vuông góc với mặt phẳng cắt ngang.
- Chụp theo hướng đứng dọc từng lớp cắt từ vị trí chóp mũi cho tới gai sau của cột sống cổ.
- Độ dày của mỗi lớp cắt 3mm-5mm.
- Bước nhảy bằng với độ dày lớp cắt, nên cắt xoắn ốc.
Tiến hành chụp hướng cắt ngang sau khi tiêm thuốc cản quang với trương trình và cách chụp tương tự khi chưa tiêm thuốc đối quang.
Sau khi chụp: Xác định hình ảnh đạt chuẩn và in kết quả theo cả hai hướng cắt ngang và đứng ngang trước, sau khi tiêm thuốc đối quang, theo cả cửa sổ xương và phần mềm.
3.3 Nhận định kết quả
- Bác sĩ đọc kết quả, mô Tả tổn thương: Vị trí, cấu trúc, kích thước, sự lan rộng của tổn thương...
- Đối chiếu hình ảnh cắt lớp vi tính và dấu hiệu lâm sàng
- Đưa ra các định hướng chẩn đoán.
- Đề nghị các thăm khám khác phối hợp.
- Bác sĩ có thể tư vấn thêm về chuyên môn cho người bệnh khi có yêu cầu.
4. Tai biến và cách xử lý tai biến khi chụp
- Trẻ nhỏ có thể không hợp tác trong quá trình chụp: Xử trí bằng cách chụp lúc trẻ ngủ, dùng thuốc an thần hoặc phải gây mê tùy trường hợp.
- Người bệnh không thể ngửa cổ được để chụp lớp cắt đứng ngang (coronal), có thể tái tạo hình ảnh từ hướng cắt ngang đối với các máy chụp đa dãy, trong trường hợp này thì nên chụp cắt ngang xoắn ốc lớp mỏng nhất có thể, để tái tạo được hình ảnh tốt nhất.
Đối với phương pháp chụp cắt lớp vi tính vùng hàm mặt, có sử dụng thuốc cản quang nên có thể xảy ra những tai biến do thuốc cản quang gây ra. Chính vì vậy trước khi chụp người bệnh cần khai báo tiền sử bệnh tật đầy đủ để hạn chế nguy cơ tai biến xảy ra.