Mục lục:

Quy trình chụp cộng hưởng từ cột sống ngực không tiêm thuốc đối quang từ

Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống ngực là một thủ tục chẩn đoán hình ảnh giúp khảo sát toàn bộ các cấu trúc phức tạp tại vùng cột sống ngực. Không giống như chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp điện toán (CT scan), MRI không sử dụng bức xạ ion hóa, giảm nguy cơ phơi nhiễm bức xạ cho người bệnh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh và hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán các bệnh lý tại khu vực này.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Giải phẫu cột sống ngực

Cột sống được tạo thành từ 33 đốt sống được phân tách bằng các đĩa đệm và được phân chia thành các khu vực riêng biệt.

  • Đoạn cổ: gồm 7 đốt sống ở cổ.
  • Đoạn ngực: gồm 12 đốt sống ở ngực.
  • Đoạn thắt lưng: gồm 5 đốt sống ở lưng dưới.
  • Đoạn cùng: có 5 đốt sống nhỏ hợp nhất lại
  • Đoạn cụt: 4 đốt sống còn lại, dính nhau để tạo thành 1 xương cụt

Tủy sống, một phần chính của hệ thống Thần kinh trung ương, nằm trong ống đốt sống. Chức năng của tủy sống là mang tín hiệu cảm giác và vận động từ Não và kiểm soát nhiều phản xạ.

Các đốt sống đoạn ngực và các thành phần có liên quan, tủy sống và các rễ thần kinh đi ra từ đoạn này là mục tiêu khảo sát của chụp MRI cột sống ngực.

Quy trình chụp cộng hưởng từ cột sống ngực không tiêm thuốc đối quang từ - ảnh 1
Cột sống được tạo thành từ 33 đốt sống

2. Các lý do cần chụp MRI cột sống ngực là gì?

Chụp cộng hưởng từ cột sống ngực có thể được sử dụng để kiểm tra phần xương hay phần tủy sống bên trong, xem có tổn thương hoặc sự hiện diện của bất thường cấu trúc hoặc một số điều kiện khác, chẳng hạn như:

  • Khối u
  • Áp xe
  • Bất thường bẩm sinh
  • Chứng phình động mạch
  • Dị tật tĩnh mạch
  • Xuất huyết, hoặc chảy máu vào tủy sống
  • Tụ máu dưới màng cứng quanh tủy sống
  • Bệnh thoái hóa cột sống, đa xơ cứng, bệnh tủy sống
  • Thoát vị đĩa đệm hoặc Thoái hóa đĩa đệm của tủy sống

Giúp lập kế hoạch phẫu thuật trên cột sống, chẳng hạn như giải nén dây thần kinh bị chèn ép hoặc hợp nhất cột sống.

Quy trình chụp cộng hưởng từ cột sống ngực không tiêm thuốc đối quang từ - ảnh 2
Chụp cộng hưởng từ cột sống ngực có thể được sử dụng để kiểm tra phần xương

3. Những điều cần biết về quy trình chụp cộng hưởng từ cột sống ngực không tiêm thuốc đối quang từ

  • Ăn / uống: Bạn có thể ăn, uống và uống thuốc như bình thường.
  • Quần áo: Bạn phải hoàn toàn thay đổi trang phục với một chiếc áo choàng chuyên dụng và tháo toàn bộ đồ đạc cá nhân, nhất là các vật bằng kim loại.
  • Tư thế: Bạn được nằm trên thanh trượt vào trong lồng nam châm lớn và cần phải nằm yên hoàn toàn cho hình ảnh chất lượng, sắc nét. Do tiếng ồn lớn của máy MRI khi hoạt động, bạn có thể được phát nút tai để tránh ồn.
  • Tránh lo âu: Nếu bạn cần dùng thuốc chống Lo âu do sợ bị vây kín, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ. Đồng thời, sau khi chụp MRI kết thúc, bạn chưa thể về nhà mà cần ở lại bệnh viện theo dõi cho đến khi hết thời gian tác dụng của thuốc và bạn cũng sẽ cần người thân đưa bạn về nhà.
  • Chống chỉ định: Nhìn chung, không có một trở ngại nào khi chụp MRI trừ các trường hợp có các vật dụng, máy móc bằng kim loại vĩnh viễn trên cơ thể, ví dụ máy tạo nhịp, máy trợ tim. Nếu bạn đang Mang thai hoặc nghĩ rằng bạn có thể mang thai, nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ chỉ định MRI.
  • Quá trình chụp: Thời gian thực hiện chụp cộng hưởng từ cột sống ngực không tiêm thuốc đối quang từ thường kéo dài trong 30 phút. Kỹ thuật viên sẽ ở trong một phòng khác, nơi đặt bộ điều khiển máy quét. Tuy nhiên, bạn luôn được theo dõi liên tục. Loa bên trong máy quét sẽ cho phép kỹ thuật viên giao tiếp và lắng nghe bạn. Bạn sẽ có một nút gọi để bạn có thể cho kỹ thuật viên biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào trong quá trình thực hiện. Kỹ thuật viên sẽ theo dõi bạn và sẽ liên lạc thường xuyên nếu có vấn đề gì cần yêu cầu. Điều quan trọng cần nhớ là bạn phải giữ yên tư thế trong suốt quá trình thực hiện. Bất kỳ một chuyển động nào cũng có thể gây biến dạng và ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh quét được.
  • Sau khi chụp: Sau khi quét xong, bàn sẽ trượt ra khỏi máy quét và bạn sẽ được hỗ trợ ra khỏi bàn. Mặc dù quy trình MRI không gây đau đớn, vì phải nằm yên trong suốt thời gian thực hiện có thể gây ra một số khó chịu nhất định, đặc biệt trong trường hợp Chấn thương hoặc thủ thuật xâm lấn gần đây như phẫu thuật. Kỹ thuật viên sẽ sử dụng tất cả các biện pháp giúp bạn thoải mái nhất có thể và hoàn thành thủ tục nhanh nhất có thể để giảm thiểu bất kỳ sự khó chịu hoặc đau đớn nào của người bệnh.
  • Kết thúc quá trình chụp: Bạn nên di chuyển chậm khi đứng dậy từ bàn máy quét để tránh bất kỳ cảm giác Chóng mặt vì phải nằm thẳng trong thời gian dài của thủ tục. Nếu bất kỳ thuốc an thần đã được thực hiện, bạn sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi cho đến khi thuốc an thần đã hết tác dụng và bạn cũng cần tránh lái xe, điều khiển máy móc trong ít nhất một ngày sau đó. Khi bạn về nhà, bạn hoàn toàn có thể trở lại những sinh hoạt như bình thường.

Kết quả chụp cộng hưởng từ cột sống ngực không tiêm thuốc đối quang từ sẽ được nhận định bởi một bác sĩ chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh trước khi trả về cho bác sĩ chỉ định. Bằng cách kết hợp thêm các dấu hiệu thăm khám lâm sàng cũng như các phương tiện chẩn đoán khác, chụp cộng hưởng từ cột sống ngực sẽ cho phép hỗ trợ chẩn đoán cũng như các phương thức điều trị tiếp theo.

Tóm lại, chụp cộng hưởng từ không tiêm thuốc đối quang từ là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh hữu ích nhằm khảo sát các vấn đề tại cột sống ngực nói riêng và các vấn đề liên quan xương khớp, thần kinh nói chung. Tuy nhiên, để chất lượng thu thập là tốt nhất, người bệnh cần biết và tuân thủ đúng theo các quy định trong quy trình chụp cộng hưởng từ như trên.

Phòng khám Đa khoa Vietlife với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Chi Phí Chụp cộng hưởng từ MRI Phòng khám Vietlife

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung