Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Quy trình chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới có tiêm thuốc đối quang từ

26/05/2021
Quy trình chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới có tiêm thuốc đối quang từ

Chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới có tiêm thuốc đối quang từ thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định dành cho những bệnh nhân đang bị nghi ngờ mắc các bệnh lý liên quan đến mạch máu, viêm nhiễm, khối u,... Đây là một trong các phương pháp tiên tiến hiện nay và được sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển trên thế giới.

1. Sử dụng thuốc đối quang trong chụp cộng hưởng từ có nguy hiểm không?

Thuốc đối quang đã được thử nghiệm và đánh giá an toàn đối với người bệnh, nên được sử dụng rộng rãi trong quá trình chụp cộng hưởng từ.

Hầu như tất cả những trường hợp chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc đối quang đều không mang lại cảm giác khó chịu hoặc những phản ứng Dị ứng nghiêm trọng nào cho người bệnh sau khi được tiêm thuốc. Tất cả người bệnh khi cần thực hiện chụp chẩn đoán bệnh đều có thể tiêm thuốc đối quang.

Theo khuyến cáo từ ESUR 2018 về các yêu cầu hướng dẫn liên quan đến thuốc tương phản, bệnh nhân không bắt buộc phải thực hiện những Xét nghiệm chức năng lọc cầu thận cần sử dụng thuốc đối quang từ.

Trong những trường hợp bệnh nhân đã có các tiền sử mắc bệnh lý về thận, thì cần thận trọng tuyệt đối khi tiêm thuốc đối quang từ cho những bệnh nhân bị suy thận nặng, có chỉ số GFR < 30ml/phút.

Nếu bệnh nhân là phụ nữ đang Mang thai thì chỉ được sử dụng thuốc tiêm khi thật sự cần thiết.

Quy trình chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới có tiêm thuốc đối quang từ - ảnh 1
Cần thận trọng khi dùng thuốc đối quang đối với bệnh nhân mắc suy thận nặng

2. Những chuẩn bị cần thiết trước khi chụp cộng hưởng từ động mạch có sử dụng thuốc đối quang từ

Bệnh nhân không cần phải bắt buộc nhịn ăn hoặc uống hoàn toàn trước khi tiến hành các kỹ thuật chụp cộng hưởng từ. Ngoại trừ các trường hợp người người bệnh không được tỉnh táo hay đang cần phải sử dụng những liều thuốc an thần, gây mê trong toàn bộ quá trình chụp. Đối với các trường hợp này thì người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cụ thể ngay từ khi đặt lịch.

Nhìn chung, toàn bộ quá trình chụp cộng hưởng từ đối quang luôn cần có sự tập trung và hợp tác từ bệnh nhân. Người bệnh trước khi thực hiện chụp MRI có sử dụng thuốc đối quang không được dùng những chất kích thích nguy hiểm như: thuốc lá, cà phê, rượu bia, ma túy,...

Trước khi thực hiện kỹ thuật chụp cộng hưởng từ, bác sĩ sẽ kiểm tra và giải thích, cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết và hướng dẫn liên quan đến sự an toàn trong quá trình chụp cho bệnh nhân, người bệnh cần phải ký vào giấy xác nhận.

Trong toàn bộ quá trình chụp, người bệnh sẽ nằm ngửa trong khoang máy với sự hướng dẫn từ kỹ thuật viên điện quang và bác sĩ chuyên khoa. Trong một số giai đoạn của quá trình thăm khám, bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu nhịn thở hoặc không nuốt nước bọt để thu được kết quả chính xác nhất.

Sau khi chụp, đa số các bệnh nhân đều không cần kiêng cữ về sử dụng thuốc men hoặc đồ ăn. Đối với những trường hợp bệnh lý đặc biệt, bác sĩ sẽ tư vấn hỗ trợ thêm cho người bệnh.

Quy trình chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới có tiêm thuốc đối quang từ - ảnh 2
Bệnh nhân bị tắc động mạch chi dưới được chỉ định chụp MRI

3. Những chỉ định và chống chỉ định trong quy trình chụp MRI động mạch chi dưới

  • Chỉ định cho những trường hợp người bệnh đang gặp phải các bệnh lý liên quan đến động mạch chi dưới: tắc, phình, hẹp, bóc tách, dị dạng mạch... Hoặc khi cần thực hiện theo yêu cầu chuyên môn từ bác sĩ điều trị, bác sĩ có nhu cầu theo dõi sau điều trị của bệnh nhân.
  • Chống chỉ định tuyệt đối khi:
  • Bệnh nhân mang theo những thiết bị điện tử có thể gây ảnh hưởng đến kết quả chụp như: máy điều hòa nhịp tim, cấy ghép ốc tai, máy chống rung.
  • Đang sử dụng những loại kẹp kim loại trong phẫu thuật nội soi, hốc Mắt hoặc mạch máu, thời gian < 6 tháng.
  • Người bệnh luôn cần có sự hỗ trợ của thiết bị hồi sức.
  • Chống chỉ định tương đối dành cho những trường hợp: bệnh nhân đang bị suy gan, suy thận, hoặc suy tim nặng. Hoặc người bệnh đang sử dụng những loại kẹp kim loại trong phẫu thuật, thời gian sử dụng > 6 tháng.

4. Quy trình chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới có tiêm thuốc đối quang

  • Bước 1: Đặt người bệnh nằm ngửa, đúng vị trí, đặt đường truyền tĩnh mạch (loại 20-18G), đồng thời nối với bơm tiêm điện. Tiếp theo, lắp cuộn thu hút được tín hiệu của toàn bộ cơ thể, và tiến hành đeo tai nghe chống ồn cho bệnh nhân nếu như cần thiết.
  • Bước 2: Thực hiện các thao tác chụp, đầu tiên sẽ chụp lại những chuỗi xung định vị theo hướng ba bình diện. Tiến hành tiêm thuốc đối quang từ cho bệnh nhân: sử dụng kỹ thuật Test Bolus, có tốc độ là 2ml/s với khoảng 20ml, đồng thời bơm đẩy thuốc bằng cách sử dụng 20 - 30ml nước muối sinh lý. Tiếp theo sẽ chụp những chuỗi xung T1W 3D, và tái tạo lại đa bình diện (còn gọi là MPR), không gian ba chiều (còn được gọi là VRT).
  • Bước 3: Nhận định về kết quả, dựa vào hình ảnh được hiển thị sắc nét về những cấu trúc giải phẫu tại những vùng cần được thăm khám, các bác sĩ sẽ phát hiện ra các tổn thương nếu có. Sau đó, bác sĩ sẽ phân tích, đọc tổn thương và mô Tả chúng trên máy tính được kết nối nội bỏ, thực hiện in kết quả và có thể tư vấn thêm các thông tin liên quan đến chuyên môn cho bệnh nhân và gia đình nếu yêu cầu.
  • Bước 4: Xử trí những tai biến, chụp cộng hưởng từ là một kỹ thuật tương đối an toàn, không gây đau đớn cho người bệnh, nếu bệnh nhân sợ hãi hoặc kích động hãy an ủi và động viên. Đối với những bệnh nhân quá lo lắng có thể sử dụng thuốc an thần dưới sự giám sát từ bác sĩ gây mê. Đặc biệt, các tai biến liên quan đến thuốc đối quang từ cần chú ý, áp dụng các quy trình chẩn đoán và xử trí về tai biến của thuốc đối quang để giải quyết.

Chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới có tiêm thuốc đối quang không gây ra những ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bệnh, nhưng bệnh nhân vẫn cần phải tuân thủ đúng theo những vấn đề an toàn trước, trong và sau khi chụp. Bạn có thể tham khảo thêm các ý kiến của bác sĩ về vấn đề này nếu như vẫn còn những thắc mắc chưa thể giải đáp.

Để đáp ứng nhu cầu thăm khám, Chẩn đoán hình ảnh và điều trị bệnh, hiện nay Phòng khám Đa khoa Vietlife đã đưa các thiết bị máy móc hiện đại như chụp cộng hưởng từ MRI, Chụp CT cắt lớp vi tính, X-quang,.. vào công tác khám chữa bệnh, chẩn đoán hình ảnh, tầm soát ung thư phổi,.... Đặc biệt những kỹ thuật viên thực hiện các kỹ thuật này đều là đội ngũ Y bác sĩ được đào tạo bài bản, có chuyên môn sẽ đưa ra kết quả hình ảnh chính xác nhất kết hợp với kết quả siêu âm để đưa ra phác đồ điều trị tối ưu, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm cho Quý khách hàng.