Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Quy trình chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới không tiêm thuốc đối quang từ

26/05/2021
Quy trình chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới không tiêm thuốc đối quang từ

Chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chẩn đoán cũng như theo dõi những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến mạch máu. Đây là một trong những phương tiện hỗ trợ tiếp cận lâm sàng tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay.

1. Chụp cộng hưởng từ (MRI) là gì?

Cộng hưởng từ là một kỹ thuật chuyên tạo hình cắt lớp nhằm sử dụng những từ trường và sóng radio. Sau đó, những nguyên tử hydrogen trong cơ thể của người bệnh dưới các tác động từ từ trường, sóng radio, sẽ nhanh chóng phóng thích những năng lượng sóng RF. Và các mô cơ thể có sự khác nhau sẽ hấp thụ, đồng thời giải phóng những năng lượng khác nhau.

Toàn bộ quá trình phóng thích nguồn năng lượng này sẽ được máy tính thu nhận, thực hiện xử lý, và chuyển đổi thành những tín hiệu hình ảnh khác nhau.

Hình ảnh từ kết quả chụp MRI cho độ tương phản tương đối cao, những chi tiết giải phẫu tốt, và khả năng tái tạo 3D hoàn hảo, đồng thời không mang đến những tác dụng phụ như chụp X-quang, do đó hiện nay chụp MRI ngày càng được sử dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như: thần kinh, cơ xương khớp, bụng, tim mạch,...

MRI được đánh giá là một trong các kỹ thuật hình ảnh hiện đại nhất, mang tính cách mạng về kỹ thuật trong y học. Đến nay, chụp cộng hưởng từ MRI đang ngày càng được biết đến rộng rãi vì sự an toàn, chính xác và không xâm nhập, không sử dụng tia X. Với những hình ảnh có độ phân giải rất cao, và khả năng khảo sát đa mặt cắt sẽ cho ra những hình ảnh sắc nét nhất về vị trí cần chụp, đồng thời mang đến những đánh giá về tính chất của mô đang cần khảo sát.

2. Quy trình chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới không tiêm thuốc đối quang từ

Chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới sẽ mang đến những đánh giá quan trọng về các bệnh lý liên quan đến động mạch của chi dưới. Đây là một phương pháp không xâm nhập và không sử dụng tia X nên không gây ra những ảnh hưởng sức khỏe đến người bệnh, kỹ thuật này đang ngày càng được ưa chuộng, được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi những bệnh lý động mạch chi dưới.

2.1 Chụp cộng hưởng từ chi dưới không tiêm thuốc được chỉ định và chống chỉ định khi nào?

  • Kỹ thuật MRI được chỉ định khi người bệnh đang gặp phải những bệnh lý động mạch thuộc chi dưới như hẹp, phình, tắc, dị dạng hoặc bóc tách,... Hay còn được sử dụng để theo dõi sau quá trình điều trị, hoặc thực hiện theo yêu cầu của những bác sĩ chuyên môn.
  • Chống chỉ định tuyệt đối cho các trường hợp sau:
  • Người bệnh mang theo những thiết bị điện tử, ví dụ như: máy chống rung, máy điều hòa nhịp tim, thiết bị bơm thuốc tự động bên dưới da, cấy ghép ốc tai,...
  • Người bệnh đang sử dụng những kẹp phẫu thuật làm từ kim loại trong nội soi, hốc mặt hoặc mạch máu < 6 tháng.
Quy trình chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới không tiêm thuốc đối quang từ - ảnh 1
Chụp MRI chống chỉ định đối với những bệnh nhân mang máy điều hòa nhịp tim
  • Những người bệnh có tình trạng sức khỏe kém cần phải có thiết bị hồi sức bên cạnh.
  • Chống chỉ định tương đối dành cho những trường hợp sau:
  • Bệnh nhân đang sử dụng các kẹp phẫu thuật, thời gian > 6 tháng.
  • Những bệnh nhân sợ bóng tối hoặc sợ cô độc.

2.2 Chuẩn bị gì trước khi chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới

  • Người thực hiện bao gồm bác sĩ chuyên khoa và kỹ thuật viên điện quang.
  • Các phương tiện được sử dụng trong quá trình này chính là phim, máy in phim, và hệ thống hỗ trợ lưu trữ hình ảnh. Ngoài ra, không thể thiếu chính là máy chụp cộng hưởng từ MRI từ 1.5Tesla trở lên.
  • Bệnh nhân sẽ được sử dụng thêm một số loại thuốc an thần, thuốc sát trùng da và niêm mạc.
  • Các vật tư được sử dụng trong quá trình chụp cộng hưởng từ chi dưới bao gồm: bơm tiêm 10ml, kim để luồn chọc tĩnh mạch 18G, nước muối sinh lý hoặc nước cất, găng tay, bông, hoặc băng dính vô trùng, và cuối cùng là hộp thuốc cùng với những dụng cụ hỗ trợ cấp cứu các tai biến thuốc.
  • Trước khi tiến hành chụp MRI động mạch chi dưới thì người bệnh không cần nhịn ăn. Để thực hiện các thao tác thành công, bác sĩ chuyên khoa sẽ giải thích về những thủ thuật y khoa với bệnh nhân giúp người bệnh phối hợp tốt trong toàn bộ quá trình. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra lại những yêu cầu chống chỉ định, hướng dẫn bệnh nhân thay trang phục của phòng cộng hưởng từ MRI và tháo bỏ những vật dụng không được mang vào. Ngoài ra, bệnh nhân cần phải có giấy yêu cầu chụp từ các bác sĩ lâm sàng với những chẩn đoán cụ thể hoặc là hồ sơ bệnh án đầy đủ mới được thực hiện kỹ thuật chụp cộng hưởng từ.

2.4 Quy trình chụp cộng hưởng từ chi dưới

  • Bước 1: Đặt bệnh nhân trong tư thế nằm ngửa, tiến hành lắp cuộn có khả năng thu tín hiệu toàn thân, và đeo tai nghe hỗ trợ chống ồn cho bệnh nhân nếu cầu thiết.
  • Bước 2: Thực hiện chụp những chuỗi xung định vị theo hướng ba bình diện. Kỹ thuật viên cần chọn những chuỗi xung thích hợp như chuỗi xung NATIVE (Siemens), hoặc TRACE (Philips). Cuối cùng, cần tái tạo đa bình diện và không gian ba chiều.
  • Bước 3: Đánh giá kết quả, hình ảnh sẽ hiển thị chi tiết những cấu trúc giải phẫu cần phải được thăm khám, và phát hiện ra những tổn thương nếu có. Sau đó, các bác sĩ sẽ phân tích những tổn thương và mô Tả chúng trên máy tính đã kết nối nội bộ, thực hiện in kết quả.
  • Bước 4: Tai biến và xử trí, nếu bệnh nhân sợ hãi và kích động cần phải an ủi và động viên, các bệnh nhân quá lo lắng, sợ hãi có thể được sử dụng thuốc an thần theo chỉ định và theo dõi từ bác sĩ gây mê.
Quy trình chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới không tiêm thuốc đối quang từ - ảnh 2
Bệnh nhân thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của kỹ thuật viên

Tóm lại, chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới góp phần quan trọng trong quá trình phân tích, đánh giá những bệnh lý của chi dưới. Đây là một phương pháp tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi tay nghề cao, do đó bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn các thắc mắc liên quan.

Phòng khám Đa khoa Vietlife đưa vào sử dụng máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla công Nghệ Silent. Máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla với công Nghệ Silent của hãng GE Healthcare (Hoa Kỳ).

  • Công nghệ Silent đặc biệt có lợi cho các trường hợp người bệnh là trẻ em, người già, người bệnh sức khỏe yếu và người bệnh đang phẫu thuật
  • Hạn chế gây ra tiếng ồn, tạo sự thoải mái và giảm căng thẳng cho khách hàng trong quá trình chụp, giúp cho việc thu hình đạt chất lượng tốt hơn và rút ngắn thời gian chụp.
  • Công nghệ chụp cộng hưởng từ là công nghệ được áp dụng trong phương pháp Chẩn đoán hình ảnh phổ biến, an toàn bậc nhất hiện nay bởi sự chính xác, không xâm lấn và không dùng tia X.

Chi Phí Chụp cộng hưởng từ MRI Phòng khám Vietlife