Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Quy trình chụp cộng hưởng từ hệ mạch máu nội sọ có tiêm đối quang từ

26/05/2021
Quy trình chụp cộng hưởng từ hệ mạch máu nội sọ có tiêm đối quang từ

Chụp cộng hưởng từ hệ mạch máu nội sọ có tiêm chất thuốc đối quang từ là một loại cộng hưởng từ sọ não tập trung vào các mạch máu nội sọ đồng thời có sử dụng thuốc đối quang từ, cho hình ảnh rất rõ nét về mạch máu và lưu lượng máu não giúp đánh giá chính xác các trường hợp nghi ngờ bệnh lý mạch máu thần kinh.

1. Chụp cộng hưởng từ hệ mạch máu nội sọ có tiêm thuốc đối quang từ là gì?

Chụp cộng hưởng từ hệ mạch máu nội sọ tiêm thuốc đối quang từ là kỹ thuật sử dụng từ trường và các xung năng lượng sóng vô tuyến đồng thời sử dụng thuốc đối quang từ đường tĩnh mạch nhằm mục đích khảo sát hệ mạch cảnh - sống nền nội sọ hiệu quả. Phương pháp này cho phép thăm khám cả hệ động mạch và hệ tĩnh mạch não, có khả năng phát hiện được nhiều bệnh lý mạch máu não như hẹp mạch, dị dạng động tĩnh mạch, phình mạch, dị dạng tĩnh mạch Não hay các huyết khối động mạch cũng như tĩnh mạch.

Kỹ thuật này là 1 kỹ thuật khảo sát hệ mạch cảnh sống nền và nội sọ hiệu quả, độ chính xác cao hơn so với thăm khám hệ mạch máu não bằng cộng hưởng từ không tiêm thuốc đối quang từ. Tuy nhiên có thể xảy ra các tai biến liên quan đến thuốc đối quang từ.

2. Chụp cộng hưởng từ hệ mạch máu nội sọ có tiêm thuốc đối quang từ được chỉ định trong trường hợp nào?

  • Hình ảnh chụp mạch máu nội sọ chưa đủ rõ trên phim chụp không tiêm thuốc;
  • Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc các bệnh lý mạch máu nội sọ như:: dị dạng mạch máu não (động mạch hoặc tĩnh mạch), chứng phình động mạch, hẹp mạch não trong và ngoài sọ;
  • Đột quỵ não: Nhồi máu não tìm vị trí tắc mạch lớn, Xuất huyết não mà cần tìm phình mạch, dị dạng mạch, dò động mạch cảnh - xoang hang...;
  • Tìm viêm tắc xoang tĩnh mạch nội sọ;
  • Đánh giá hiệu quả sau điều trị đối với trường hợp nút phình động mạch não, dị dạng động tĩnh mạch não...
Quy trình chụp cộng hưởng từ hệ mạch máu nội sọ có tiêm đối quang từ - ảnh 1
Kết quả chụp cộng hưởng từ hệ mạch máu nội sọ có tiêm thuốc đối quang từ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh

3. Những người không được chụp cộng hưởng từ

Chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân có máy tạo nhịp trong người

Cân nhắc chụp trong 1 số trường hợp sau:

  • Trong người có kim loại có từ tính;
  • Người Suy gan thận, phụ nữ có thai, đang cho con bú cân nhắc tiêm thuốc đối quang từ;
  • Thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử Dị ứng thuốc thức ăn, hen suyễn,.. vì các đối tượng này có nguy cơ mẫn cảm, Sốc phản vệ với thuốc cản quang;
  • Người sợ ánh sáng, sợ nằm một mình, không thể nằm yên.

4. Quy trình chụp cộng hưởng từ hệ mạch máu nội sọ có tiêm thuốc đối quang từ

4.1 Chuẩn bị

  • Thuốc: thuốc an thần, thuốc cản quang, hộp chống sốc;
  • Người bệnh không cần nhịn ăn, được nghe giải thích rõ từ bác sĩ về mục đích và các tai biến có thể xảy ra;
  • Bệnh nhân cần có giấy yêu cầu chụp cộng hưởng từ, giấy cam kết đồng ý tiêm thuốc cản quang;
  • Hướng dẫn người bệnh thay quần áo của phòng chụp cộng hưởng từ và tháo bỏ các vật dụng chống chỉ định như đồng hồ, trang sức, kim loại, điện thoại trên người.

4.2 Các bước tiến hành

Bước 1: Di chuyển người bệnh vào khoang máy. Người bệnh được nằm ngửa trên bàn chụp, được yêu cầu nằm yên. Người không có khả năng nằm yên như trẻ em, người kích thích cần được tiêm thuốc an thần để đảm bảo nằm yên trong quá trình chụp. Sau đó di chuyển bàn vào khoang máy.

Bước 2: Kỹ thuật viện thực hiện kỹ thuật từ phòng điều khiển từ xa. Kỹ thuật bao gồm:

  • Chụp định vị;
  • Lựa chọn các chuỗi xung chẩn đoán phù hợp với mục đích thăm khám. Thực hiện các chuỗi xung thông thường: T1, T2, Flair cho tất cả đối tượng với nhiều hướng cắt bao gồm cắt ngang, đứng ngang và đứng dọc;
  • Lựa chọn các chuỗi xung cho các bệnh lý đang nghi ngờ cần tìm kiếm. Ví dụ xung T2* để tìm các tổn thương có chảy máu, chuỗi xung diffusion cho các tổn thương liên quan đến nhồi máu não;
  • Có thể thực hiện cả chuỗi xung mạch không tiêm thuốc (TOF3D).
Quy trình chụp cộng hưởng từ hệ mạch máu nội sọ có tiêm đối quang từ - ảnh 2
Chụp cộng hưởng từ hệ mạch máu nội sọ có tiêm thuốc đối quang từ cần thực hiện tại cơ sở y tế uy tín

Bước 3: Tiêm thuốc đối quang. Chụp mạch DSA-MRI: Chọn chuỗi xung mạch DSA, lấy khung định vị cho vùng đầu . Sau đó bơm thuốc qua bơm tiêm điện và cho chạy xung.

Bước 4: Xử lý hình ảnh, đọc tổn thương.

5. Tai biến của kỹ thuật

  • Xơ hóa hệ thống Nephron thận là một biến chứng hiếm gặp, liên quan đến việc tiêm thuốc cản quang gadolinium. Nó thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh thận nghiêm trọng. Do đó cần đánh giá cẩn thận chức năng thận trước khi xem xét tiêm thuốc cản quang.
  • Có nguy cơ phản ứng Dị ứng rất nhẹ nếu sử dụng vật liệu tương phản. Phản ứng như vậy thường nhẹ và được kiểm soát bằng thuốc. Nặng nhất là tình trạng sốc phản vệ có thể gây phá hủy mạch máu và tử vong nhanh chóng, cần hỏi kỹ tiền sử dị ứng, có đầy đủ dụng cụ chống sốc và có thái độ xử trí kịp thời.
  • Từ trường mạnh không gây hại. Tuy nhiên, nó có thể khiến các thiết bị y tế cấy ghép như máy tạo nhịp bị trục trặc hoặc ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh phim.

Phòng khám Đa khoa Vietlife với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Chi Phí Chụp cộng hưởng từ MRI Phòng khám Vietlife

Nguồn tham khảo: radiologyinfo.org