Dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với một số loại thuốc. Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng thuốc thường gặp nhất là nổi mề đay, phát ban hoặc sốt. Dị ứng thuốc có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng.

Tên gọi khác: Drug Allergy

Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng thuốc thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi uống thuốc, tuy nhiên các phản ứng có thể xảy ra sau vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần. Các triệu chứng dị ứng thuốc có thể bao gồm: Nổi mẩn da, nổi mề đay, ngứa, sốt, sưng tấy, khó thở, thở khò khè, sổ mũi, ngứa và/hoặc chảy nước mắt. Nghiêm trọng hơn, sốc phản vệ có thể đe dọa tới tính mạng với các biểu hiện nghẹt thở, buồn nôn hoặc đau bụng, ói mửa hoặc tiêu chảy, chóng mặt hoặc đầu lâng lâng, yếu, mạch nhanh, tụt huyết áp, co giật, mất ý thức.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Kiểm tra phản ứng của da với lượng nhỏ thuốc nghi ngờ gây dị ứng.

  • Tiến hành các xét nghiệm máu.

Điều trị

Điều trị các triệu chứng dị ứng. Dừng sử dụng loại thuốc gây dị ứng. Dùng thuốc kháng Histamine để ngăn chặn sự kích hoạt hệ thống miễn dịch. Corticosteroid đường uống hoặc tiêm có thể được sử dụng để điều trị viêm và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Điều trị sốc phản vệ: tiêm epinephrine, chăm sóc hỗ trợ để duy trì huyết áp và hỗ trợ hô hấp. Thuốc giải mẫn cảm có thể được sử dụng.

Dị ứng thuốc - Ảnh minh họa 1
Dị ứng thuốc - Ảnh minh họa 2
Dị ứng thuốc - Ảnh minh họa 3
Dị ứng thuốc - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Dựa vào dấu hiệu lâm sàng: Sau khi uống thuốc, người bệnh thấy nổi ban, nổi mẫn, ngứa da, ngứa mắt, hơi thở khò khè, sưng môi, sưng lưỡi, sưng mặt... nặng hơn là khó thở, giọng khàn, nổi ban nhiều vùng trên cơ thể, ngất xỉu, xây xẩm, mạch nhanh, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, hồi hộp, đau bụng...

Phòng ngừa

  • Do cơ địa: Tùy theo cơ địa mà người dùng thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ thuốc nào, kể cả những thuốc bổ, thuốc nam. Ở những người có cơ địa dị ứng, việc dùng thuốc gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ di truyền giữa cha mẹ và con cái. Nếu cha mẹ bị dị ứng thì xác suất sinh con có 50% bị dị ứng và có liên hệ với cùng một nguyên nhân dị ứng. Trường hợp cha mẹ không bị dị ứng thì tỉ lệ con mắc bệnh dị ứng chỉ là 10%. Ngoài ra, ở một số trường hợp là nhân viên y - dược bệnh viện, qua nghiên cứu người ta cũng thấy họ có nguy cơ bị dị ứng thuốc cao gấp 2,5 lần người khác.

  • Sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng: Thuốc quá hạn hoặc do quá trình bảo quản không tốt, khi đó, chúng không chỉ hết tác dụng mà có thể biến thành chất khác, gây ngộ độc cho người sử dụng.

  • Tự ý dùng thuốc: Tình trạng tự điều trị và sử dụng thuốc bừa bãi. Không ít trường hợp tự kê đơn cho mình hoặc nhờ người bán thuốc kê đơn. Ngoài ra, có quá nhiều loại thuốc được đưa vào thị trường nhưng lại thiếu thông tin hướng dẫn sử dụng an toàn hợp lý và chúng ta chưa quản lý được các nguồn thuốc sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu này.

Điều trị

Không nên lạm dụng thuốc và đặc biệt không tự mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh và một số thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt, bôi da có chứa kháng sinh cũng phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Khi thấy nổi hồng ban trên da, đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng hoặc bất cứ một biểu hiện bất thường nào sau khi dùng bất cứ một loại thuốc nào... không được tự ý điều trị bằng các biện pháp dân gian mà cần đến bệnh viện ngay để được khám và định bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị thích hợp, kịp thời.