1. Vì sao cần khám dạ dày?
Các bệnh lý về đường tiêu hóa diễn ra thường xuyên khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống nên cần phải đi khám dạ dày để chẩn đoán nguyên nhân. Bên cạnh đó, khám dạ dày định kỳ có thể giúp bạn phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày, tiêu hóa khi chưa có các triệu chứng cụ thể để có phương pháp can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn.
Nếu bạn có các dầu hiệu hoặc tiền sử bệnh sau đây thì cần phải đi khám dạ dày ngay. Cụ thể:
- Đau bụng âm ỉ thường xuyên, đau tại vùng thượng vị, đau diễn ra khi đói bụng hoặc ăn đồ chua cay.
- Hay buồn nôn, chán ăn, ợ chua, ợ nóng, chướng bụng, khó tiêu
- Khó nuốt, bị Nấc nghẹn thức ăn, nước uống
- Táo bón hoặc tiêu chảy nhiều ngày
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Có tiền sử bị nhiễm vi khuẩn HP hoặc trong gia đình có người đã từng bị bệnh ung thư đường tiêu hóa
- Chế độ Dinh dưỡng nghèo nàn hoặc ăn nhiều loại hải sản.
- Người nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu bia mỗi ngày hoặc người béo phì, thừa cân
Người lạm dụng chất kích thích cần đi khám dạ dày định kỳ
2. Khám dạ dày là khám những gì?
Theo đó, khám dạ dày là khám toàn bộ bộ phận dạ dày bằng các phương pháp sau:
- Chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng: Bác sĩ có thể dựa vào những triệu chứng lâm sàng và căn cứ vào tiền sử bệnh lý, vị trí đau để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên phương pháp này cần thực hiện thêm một số xét nghiệm, siêu âm khác để tăng thêm khả năng chẩn đoán bệnh chính xác.
- Nội soi dạ dày: Đây là bước khám dạ dày cần thiết, giúp cung cấp những hình ảnh rõ nét và chính xác trong dạ dày.
- Xét nghiệm qua hơi thở: Người bệnh sẽ được kiểm tra hơi thở rồi cho uống một viên thuốc tên UBIT để phát hiện xem có vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không.
- Chụp X quang: Chụp X quang hay chụp khung đại tràng cản quang cũng là một phương pháp khám dạ dày. Ưu điểm của phương pháp này là thông qua các hình ảnh, các bác sĩ có thể phát hiện được một số biểu hiện bất thường của dạ dày như: Xoắn dạ dày, đại tràng, co thắt; khối u dạ dày, hành tá tràng biến dạng...
- Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân cũng sẽ giúp đưa ra được các nhận định về bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải.
- Xét nghiệm máu tìm kháng thể: Khám dạ dày bằng Xét nghiệm máu được áp dụng để tìm vi khuẩn Hp trong dạ dày. Khi xuất hiện vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại kháng thể tương ứng với loại vi khuẩn này. Nếu Xét nghiệm máu thấy sự tồn tại của loại kháng thể này đồng nghĩa việc dạ dày bạn đang có vi khuẩn Hp.
- Siêu âm dạ dày: Dùng máy siêu âm để kiểm tra dạ dày. Bác sĩ có thể phát hiện được những biểu hiện bất thường trong dạ dày và tầm soát ung thư, phát hiện sớm các dấu hiệu gây bệnh đường ruột.
- Chụp MRI dạ dày: Kỹ thuật này sử dụng các từ trường và sóng radio để tạo nên các hình ảnh thật chi tiết các cơ quan trong cơ thể.
- Chụp CT dạ dày: Phương pháp này sử dụng các tia X để tạo nên các hình ảnh lát cắt trong cơ thể để thu về các hình ảnh của dạ dày nhằm chẩn đoán về mức độ, khối u và Túi thừa trong bộ phận này.
Khám dạ dày bằng các phương pháp xét nghiệm hình ảnh
3. Quy trình khám dạ dày
Theo đó, khi khám dạ dày, bạn sẽ được khám và thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Làm thủ tục đăng ký khám: Lấy phiếu thông tin rồi điền đầy đủ thông tin cá nhân vào giấy khám.
- Bước 2: Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh tật trước đó của bạn, thuốc bạn đang dùng, triệu chứng Rối loạn tiêu hóa bạn gặp phải, thói quen sinh hoạt hằng ngày, nghề nghiệp của bạn ...
- Bước 3: Khám cận lâm sàng: Để đưa ra được kết luận chính xác, nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ sẽ khám sức khỏe chuyên sâu cận lâm sàng. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khám cận lâm sàng phù hợp như: xét nghiệm, chụp X-quang, Nội soi dạ dày...
- Bước 4: Nhận kết quả: Sau khi xét nghiệm xong, bạn sẽ nhận kết quả chẩn đoán. Bác sĩ dựa vào các kết quả xét nghiệm để phân tích tình trạng bệnh của bạn để có các phương án điều trị thích hợp.
4. Lưu ý khi khám dạ dày
Trước khi đi khám dạ dày, người bệnh cần lưu ý:
- Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ, nhịn uống ít nhất 2 giờ trước nếu cần phải dùng phương pháp nội soi dạ dày. Không được uống rượu, bia, nước có ga, các loại nước uống có màu trước khi nội soi dạ dày.
- Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đã dùng, các bệnh đã mắc và có Dị ứng thuốc hay không
- Sau khi nội soi người bệnh không được khạc nhổ, ăn uống trong vòng 30 phút.
- Cần có người nhà đi cùng và đưa về sau khi nội soi dạ dày.