Mục lục:

Sử dụng thiết bị hỗ trợ thất trong điều trị suy tim giai đoạn 3

Trong điều trị suy tim giai đoạn 3, ngoài các biện pháp dùng thuốc và điều chỉnh lối sống, các bác sĩ còn xem xét đến hướng dùng thiết bị hỗ trợ thất trái. Một trong số đó là thiết bị hỗ trợ thất - thường được chỉ định ở bệnh nhân suy tim nặng hoặc giai đoạn cuối.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Thiết bị hỗ trợ thất

1.1. Các dòng thiết bị hỗ trợ thất

Có nhiều kiểu thiết bị hỗ trợ thất đã được sử dụng trong điều trị suy tim giai đoạn 3 nặng, bao gồm:

  • Abiomed biventricular system (BVS);
  • Heartmate;
  • NovaCor;
  • Thoratec.

1.2. Chỉ định dùng thiết bị hỗ trợ thất

Trước đây, các bác sĩ chỉ xem việc sử dụng thiết bị hỗ trợ thất như là một biện pháp "bắc cầu", nhằm trợ giúp quả tim đang bị suy nặng trong quá trình chờ đợi ghép tim. Tuy nhiên hiện nay chỉ định điều trị này đã được mở rộng hơn cho tất cả những trường hợp sau:

  • Sốc tim sau nhồi máu cơ tim hoặc mổ tim;
  • Suy tim không hồi phục, dù có hay không thể ghép tim;
  • Viêm cơ tim cấp;
  • Rối loạn nhịp thất nặng.

1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Để sử dụng được thiết bị hỗ trợ thất, bệnh nhân suy tim cần đáp ứng một số tiêu chuẩn lựa chọn phù hợp. Cụ thể, chỉ điều trị bằng thiết bị cho người bệnh có triệu chứng nặng kéo dài hơn 2 tháng, mặc dù đã điều trị nội khoa tối ưu nhưng vẫn rơi vào ít nhất 2 trong số những trường hợp đây sau:

  • Phân suất tống máu EF thất trái < 25% và lượng tiêu thụ Oxy (VO2) không thể vượt ngưỡng 12 mL/kg/phút.
  • Tối thiểu 3 lần nhập viện vì suy tim trong vòng 12 tháng vừa qua mà không có yếu tố thúc đẩy rõ ràng.
  • Phụ thuộc vào đường truyền tĩnh mạch thuốc vận mạch.
  • Rối loạn chức năng cơ quan đích tiến triển: Chức năng thận và/ hoặc chức năng gan xấu đi do tình trạng giảm tưới máu. Không phải vì nguyên nhân áp lực đổ đầy thất không đủ, cụ thể áp lực mao mạch phổi bít ≥ 20 mmHg và huyết áp tối đa (tâm thu) ≤ 80 – 90 mmHg hoặc chỉ số tim ≤ 2 L/phút/m2.
  • Chức năng thất phải xấu đi.
Sử dụng thiết bị hỗ trợ thất trong điều trị suy tim giai đoạn 3 - ảnh 1
Chỉ điều trị bằng thiết bị cho người bệnh có triệu chứng nặng kéo dài hơn 2 tháng

2. Điều trị suy tim nặng

2.1. Điều trị suy tim giai đoạn 3

Khi bệnh nhân đã có bệnh tim thực tổn, kèm theo triệu chứng trước đây của suy tim hiện tại tiến triển, chẳng hạn như: Khó thở, mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, ... thì được xếp vào suy tim giai đoạn C. Mục tiêu điều trị lúc này là áp dụng tất cả các biện pháp của 2 giai đoạn trước, đồng thời hạn chế muối ăn ở người bệnh.

Bên cạnh dùng thuốc, điều trị bằng các thiết bị sẽ được chỉ định ở một số trường hợp bệnh nhân. Tùy vào diễn biến suy tim và thể trạng thực tế mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp cấy máy tạo nhịp phá rung (ICD), tái đồng bộ cơ tim, tạo nhịp 2 buồng thất (CRT) hoặc dùng thiết bị hỗ trợ thất.

2.2. Điều trị suy tim giai đoạn D

Dùng thiết bị hỗ trợ cơ học vĩnh viễn là một trong những lựa chọn điều trị đặc biệt ở suy tim giai đoạn cuối, bên cạnh ghép tim hoặc tiêm thuốc kéo dài. Chỉ định hợp lý và đem lại lợi ích đối với một nhóm người bệnh chọn lọc là xét khả năng đặt thiết bị hỗ trợ thất trái khi bệnh nhân bị suy tim giai đoạn cuối. Kèm theo đó là điều kiện điều trị nội khoa tiên lượng trên 50% khả năng sống thêm 1 năm.

Dựa vào phân độ suy tim theo chức năng của Hội Tim mạch New York, sau khi bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối đã được điều trị với Digoxin (h) và/hoặc Hydralazine- Isosorbide dinitrate (i) mà vẫn thuộc độ II - IV thì phải xem xét áp dụng thiết bị hỗ trợ thất trái và/hoặc ghép tim. Cụ thể:

  • Độ II: Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi; mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực khi vận động thể lực thông thường.
  • Độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi song triệu chứng cơ năng sẽ xuất hiện ngay cả khi vận động nhẹ.
  • Độ IV: Khó chịu khi vận động thể lực. Mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực xảy ra cả khi nghỉ ngơi, triệu chứng cơ năng gia tăng dù chỉ thực hiện một vận động thể lực nhẹ.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung