Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Sự hình thành bệnh trầm cảm

02/06/2021
Sự hình thành bệnh trầm cảm

Mặc dù rất phổ biến nhưng theo tìm hiểu thì có khá nhiều người không biết trầm cảm là bệnh như thế nào, đây cũng là nguyên nhân khiến phát hiện bệnh muộn, khi người bệnh đã có những hành động tiêu cực.

Trả lời thắc mắc trầm cảm là bệnh như thế nào, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, đây là căn bệnh rối loạn tâm trạng rất thường gặp, khiến người bệnh luôn cảm thấy bất an, buồn bã, cũng có trường hợp không xuất hiện triệu chứng, không có động lực trong bất cứ việc gì, kể cả những việc được yêu thích trước đây.

Đôi khi chính bản thân người bệnh cũng không biết mức độ trầm cảm như thế nào của bản thân. Căn bệnh này chia làm nhiều mức độ khác nhau, nếu người bệnh được phát hiện sớm khi bệnh ở mức độ nhẹ thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.

Dù nhiều người chưa thực sự biết trầm cảm là bệnh như thế nào nhưng trên thực tế, có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình.Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến hơn ở nữ giới hơn nam giới. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, trầm cảm sau sinh, trầm cảm vì thất nghiệp.

Có nhiều nguyên nhân để hình thành nên trầm cảm như:

  • Gen di truyền: Đặc biệt, tính di truyền thường xảy ra nặng nề ở nữ hơn là ở nam. Mặc dù chưa có những kết luận cụ thể, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, bản thân gen di truyền chưa đủ mạnh để tự hình thành nên bệnh trầm cảm. Nhưng khi kết hợp với các yếu tố khách quan từ cuộc sống, thì cách để trầm cảm từ người mang gen sẽ mạnh mẽ hơn người bình thường.
  • Rối loạn hormone, Nội tiết tố
  • Các yếu tố kích phát tác động từ môi trường sống: ly hôn, mất người thân, trầm cảm vì thất nghiệp... Đặc biệt, trong bối cảnh công nghiệp phát triển, guồng quay của cuộc sống khiến nhiều người rơi vào trạng thái thất nghiệp lâu không tìm được việc mới, gánh nặng kinh tế... Mọi người đều có suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực khi này khi khác. Nhưng khi những cảm xúc này mạnh hơn và làm cho bản thân cạn kiệt sức lực, buồn rầu hoặc khó chịu đối với người thân, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo, và là cách để trầm cảm hình thành và trở nên nặng nề hơn
  • Có tổn thương viêm ở Não bộ, hoặc suy giảm, thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh: Rối loạn chức năng ở một hay nhiều khâu trong tiến trình vận chuyển tín hiệu các chất dẫn truyền Thần kinh có thể là cơ chế quyết định gây ra trầm cảm.

Những đối tượng dễ mắc trầm cảm thường là: Trầm cảm sau sinh, trầm cảm tuổi học đường, trầm cảm vì thất nghiệp.

Mỗi người cần tìm hiểu để biết trầm cảm là bệnh như thế nào và có cách phòng ngừa cũng như phát hiện sớm, điều trị kịp thời.