Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Táo bón Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ

11/06/2021
Táo bón Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ

Trĩ là bệnh khá phổ biến về hậu môn - trực tràng. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý bệnh nhân.

1. Táo bón đè nén trực tràng gây trĩ

Khi bị táo bón, phân bệnh nhân sẽ cứng, khô và đè nén trực tiếp lên trực tràng, từ đó khiến tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng chịu áp lực lớn hơn và gây ra cản trở cho quá trình lưu thông của máu. Đặc biệt các tĩnh mạch ở trên trực tràng và các nhánh khác, máu sẽ dễ bị hồi đọng từ đó hình thành nên bệnh trĩ.

Bệnh nhân táo bón, khi đi vệ sinh bao giờ cũng phải tốn rất nhiều sức rặn hơn người bình thường. Do đó, áp suất trong bụng tăng lên, hậu môn và trực tràng bị đè xuống gây cản trở cho việc tuần hoàn các tĩnh mạch và ảnh hưởng đến việc sắp xếp các huyết quản trên trực tràng. Phân cũng dễ bị nén ép làm cho tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng phải mở rộng ra. Tình trạng này kéo dài tạo điều kiện thuận lợi để hình thành nên các búi trĩ.

Táo bón Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ - ảnh 1
Táo bón lâu ngày sẽ có nguy cơ gây ra bệnh trĩ

2. Trĩ càng làm tăng tình trạng táo bón

Trĩ có thể gây ra đau đớn khi đi vệ sinh. Do vậy, người bệnh sẽ sợ hãi và không dám đi vệ sinh. Vì thế, phân lưu lại trong ruột lâu hơn, từ đó góp phần gây nên bệnh Táo bón hoặc khiến bệnh trở nặng hơn.

Khi bị trĩ, một trong những phương pháp điều trị là phẫu thuật. Nếu khi phẫu thuật mà cắt, cửa hậu môn bị co hẹp tạo nên một Sẹo cứng không thể mở rộng ra được.

Hậu môn bị hẹp lại khiến cho phân rất khó lọt qua cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón.

3. Nên ăn gì để tránh táo bón?

Nên bổ sung các thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày để phòng tránh bệnh táo bón:

3.1 Rau quả, thức ăn giàu chất xơ

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như rau cải, hoa quả,...Đặc biệt là các thực phẩm giúp nhuận tràng như rau diếp cá, rau bina, rau mùng tơi, rau đay, khoai lang,... sẽ giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Thịt vịt, cà tím, dưa chuột, củ sen, mướp đắng, thanh long,... là các thực phẩm tính mát, giúp búi trĩ bớt sưng và giảm đau đớn cho người bệnh.

3.2 Uống nhiều nước

Uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ngày là bí quyết quan trọng để tránh chứng táo bón. Uống các loại nước hoa quả như nước chanh, nước cam,...

Trong bữa ăn hàng ngày bổ sung các món canh, súp,... Uống đủ nước là một trong những cách giúp mềm phân, tránh táo bón.

3.3 Dầu olive và dầu hạt lanh

Sử dụng dầu olive và dầu hạt Lanh trong mỗi bữa ăn (có thể bổ sung trong súp hoặc bất kỳ thực phẩm phù hợp) sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón.

Táo bón Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ - ảnh 2
Dầu hạt Lanh rất có hiệu quả trong việc điều trị táo bón

3.4 Thực phẩm giàu chất sắt

Bệnh nhân rất dễ bị thiếu máu khi bị trĩ mãn tính. Do đó, hãy bổ sung chế độ ăn uống giàu Sắt như hạnh nhân, mè đen, quả óc chó, mật ong, ruột già của lợn, dê, gan gà hấp, cua, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều,...Các thực phẩm này đều rất tốt cho hệ tiêu hóa.

3.5 Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt bên cạnh một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn tránh xa bệnh trĩ.

  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên và hợp lý
  • Không lạm dụng bia, rượu
  • Giữ cân nặng ở mức vừa phải
  • Tập đi đại tiện đúng giờ

Nếu tình trạng táo bón nặng, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị. Không nên tự ý điều trị ở nhà, tránh tiền mất tật mang.