Mục lục:

Thế nào là giang mai thần kinh và giang mai thị giác?

Bệnh giang mai là bệnh lây qua đường tình dục với những biến chứng kèm theo rất nghiêm trọng nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu có cái nhìn tổng quát về căn bệnh này.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Bệnh Giang mai là gì? Thế nào là giang mai thần kinh và Giang mai thị giác?

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường Tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Thông qua các vết thương hở, vết Trầy xước trên da, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục nhưng cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con.

Những bệnh nhân bị giang mai thần kinh và giang mai thị giác không tự động phát triển những biểu hiện của bệnh như sa sút trí tuệ hay có vấn đề liên quan đến thị giác, bởi tình trạng này chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân bị giang mai sau nhiều năm không được điều trị.

2. Bệnh giang mai lây bằng cách nào?

Bạn có thể mắc bệnh giang mai khi tiếp xúc trực tiếp với Vết thương hở trên da trong quá trình quan hệ tình dục. Vết loét có thể xuất hiện xung quanh dương vật, âm đạo, hậu môn hay trực tràng...

Mẹ bị giang mai có thể truyền bệnh sang cho con ngay trước và sau khi sinh.

Thế nào là giang mai thần kinh và giang mai thị giác? - ảnh 1
Giang mai có thể lây từ mẹ sang con

3. Các giai đoạn của bệnh giang mai

Bệnh giang mai được chia thành nhiều giai đoạn với các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, bao gồm:

  • Giai đoạn nguyên phát: xuất hiện vết loét nhỏ xung quanh dương vật, hậu môn, âm đạo hoặc trực tràng, một số hiếm khác xuất hiện trong hoặc xung quanh miệng. Hầu hết mọi người sẽ không nhận thấy được vết loét này bởi nó thường không gây đau và có thể tự lành từ 3-6 tuần dù có được chữa trị hay không. Khi vết loét biến mất, bạn vẫn phải tiếp tục điều trị bệnh nhằm tránh tình trạng chuyển nặng.
  • Giai đoạn thứ phát: ở giai đoạn này, người bệnh có thể phát ban, Sưng hạch bạch huyết và sốt. Tình trạng phát ban sẽ bắt đầu từ thân và từ từ bao phủ cả cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và bàn chân, không ngứa. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, đau họng, nhức đầu, sụt cân, sưng hạch và đau cơ hoặc rụng tóc. Thêm vào đó, người bệnh ở giai đoạn này cũng có thể bị đau miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Những triệu chứng ở giai đoạn này có thể biến mất kể cả khi bạn không được chữa trị. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn nếu việc điều trị không đúng cách.
  • Giai đoạn tiềm ẩn: nếu người bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ tiến triển đến giang mai thần kinh và giang mai thị giác. Ở giai đoạn này, người bệnh không thể lây nhiễm cho người khác, tuy nhiên mẹ vẫn có thể truyền bệnh sang con. Thường ở giai đoạn này, người bệnh sẽ không thấy bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh. Nếu không được chữa trị, bạn có thể tiếp tục mang bệnh giang mai trong cơ thể nhiều năm mà không có dấu hiệu hay triệu chứng nào.
  • Giang mai tam phát: đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm của bệnh giang mai. Khi đã ở giai đoạn tam phát, nhiều cơ quan trên cơ thể có thể sẽ bị tác động và ảnh hưởng, bao gồm tim, tế bào máu, Não và hệ thần kinh. Giang mai tam phát rất nghiêm trọng, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng từ 10 đến 30 năm sau khi bị lây nhiễm. Ở giai đoạn này, bệnh sẽ gây tổn thương các cơ quan và có thể dẫn đến tử vong, phá hủy hệ thống thần kinh.
  • Giang mai thần kinh và giang mai thị giác: người mắc bệnh giang mai không được điều trị, có thể gây tổn thương não, hệ thần kinh ( giang mai thần kinh ) hoặc mắt ( giang mai thị giác). Đây là giai đoạn cuối của bệnh.

4. Dấu hiệu của giang mai thần kinh và giang mai thị giác

Bệnh nhân bị giang mai thần kinh và giang mai thị giác thường có những biểu hiện sau, bao gồm:

  • Đau khớp, đau cơ, đau ở các chi
  • Đau đầu dữ dội
  • Đi đứng không vững
  • Khó phối hợp các cử động cơ
  • Tình trạng tiểu tiện không tự chủ
  • Co giật, Bại liệt hoặc liệt
  • Tâm trạng thất thường
  • Tính cách thay đổi, khả năng phán đoán kém
  • Ảo giác và hoang tưởng
  • Trí nhớ kém

Các triệu chứng của giang mai thị giác bao gồm các thay đổi về thị giác và thậm chí là mù lòa.

Thế nào là giang mai thần kinh và giang mai thị giác? - ảnh 2
Giang mai thị giác có thể gây mù lòa

5. Chẩn đoán bệnh giang mai

Thông thường bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện bệnh giang mai. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu để xét nghiệm RPR và TPHA.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm thông qua các vết loét trên da và niêm mạc của người bệnh để kiểm tra xem có sự xuất hiện của vi khuẩn xoắn giang mai hay không.

Nếu phụ nữ Mang thai bị bệnh giang mai, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước ối để xem tình trạng thai nhi đã mắc bệnh hay chưa và tình trạng tiến triển của bệnh. Trẻ bị nhiễm bệnh có thể được sinh ra mà không có các dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị ngay, trẻ có thể mắc những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như đục thủy tinh thể, điếc hay động kinh, và thậm chí là tử vong.

6. Điều trị giang mai

Bệnh giang mai có thể được trị dứt điểm bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên, việc chữa trị có thể sẽ không phục hồi được bất cứ tổn thương nào do bệnh gây ra. Bệnh nhân bị giang mai thường được điều trị bằng cách tiêm penicilin qua tĩnh mạch.

Nếu người bệnh đáp ứng với các phương pháp điều trị, các triệu chứng của giang mai thần kinh và giang mai thị giác có thể được cải thiện ở mức độ nhất định.

Những trường hợp đã từng bị bệnh giang mai, vẫn có thể bị tái phát, kể cả khi bạn đã được chữa trị một cách dứt điểm.

7. Phòng ngừa bệnh giang mai

Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh giang mai khi quan hệ tình dục không an toàn. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể thực hiện theo một số hướng dẫn sau đây:

  • Kiểm tra sức khỏe toàn diện
  • Sử dụng bao cao su phòng lây nhiễm bệnh giang mai, tránh tiếp xúc trực tiếp với các vết loét.

Nguồn tham khảo: Webmd.com; Cdc.gov

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung