1. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, kích thước, tăng trưởng và mức độ hoạt động của chúng. Theo các chuyên gia sức khỏe, trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 đến 8 cần từ 1.000 cho đến 1.400 calo mỗi ngày. Những trẻ ở độ tuổi 9 đến 13 cần 1.400 đến 2.600 calo, dao động dựa vào một số yếu tố nói trên.
Ngoài việc ăn đủ lượng calo, chế độ ăn dành cho trẻ em nên đáp ứng các tiêu chí trong bảng khuyến cáo dinh dưỡng (DRIs) sau đây:
Mặc dù những chất dinh dưỡng kể trên là những Vitamin và khoáng chất được nhắc đến nhiều nhất trong chế độ ăn của trẻ, thế nhưng, chúng không phải những chất dinh dưỡng duy nhất cần thiết cho trẻ.
2. Trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng khác với người lớn?
Thông thường, trẻ em cần các chất dinh dưỡng tương đương với người trưởng thành, nhưng ở hàm lượng thấp hơn. Trong giai đoạn đầu đời, sắt, kẽm, i-ốt, choline, vitamin A, vitamin B6, B12 và D là rất quan trọng trong việc phát triển Não bộ của trẻ. Khi trẻ lớn lớn, lượng vitamin D cũng như canxi cần thiết cũng tăng theo để duy trì sức khỏe xương khớp, đảm bảo sự phát triển đầy đủ.
Thông thường, những trẻ có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh thì không cần dùng thực phẩm bổ sung vitamin. Tuy nhiên, nhiều trẻ sơ sinh có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt, từ đó cần một số chất bổ sung nhất định, chẳng hạn như vitamin D cho trẻ bú mẹ.
Cả Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Bộ Nông nghiệp thực phẩm Hoa Kỳ đều đưa ra khuyến cáo trẻ em trên 1 tuổi với một chế độ ăn lành mạnh không nên sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất vượt quá mức DRI khuyến cáo. Những tổ chức này đều đưa ra thông tin khuyến khích trẻ ăn đa dạng các loại rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, sữa và các thực phẩm lành mạnh khác để hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ khi trẻ cần bổ sung các vitamin và khoáng chất từ các sản phẩm bổ sung.
4. Các trường hợp trẻ cần sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin
Một số trường hợp trẻ có thể có khả năng thiếu hụt các vitamin và khoáng chất như:
Trẻ tuân thủ chế độ ăn chay hoặc thuần chay
Trẻ có tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng, chẳng hạn như bệnh celiac, ung thư, Xơ nang hoặc bệnh viêm ruột (IBD)
Trẻ đã tải qua phẫu thuật tác động đến ruột hoặc dạ dày
Trẻ kén ăn và lười ăn một lượng đa dạ các thực phẩm
Những trẻ tuân thủ theo chế độ ăn chay, ăn những thức ăn có nguồn gốc thực vật có thể có nguy cơ thiếu hụt canxi, sắt, kẽm, vitamin B12 và D.
Chế độ ăn chay có thể đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em nếu một số chất dinh dưỡng như vitamin B12 - được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm từ động vật - không được thay thế thông qua các thực phẩm khác hoặc sản phẩm chức năng. Việc thiếu hụt những khoáng chất và vitamin từ động vật này có thể khiến trẻ chậm phát triển hoặc có các tăng trưởng bất thường.
Tuy nhiên, trẻ em có thể tuân thủ chế độ ăn chay đủ dinh dưỡng nếu cha mẹ chúng kết hợp đa dạng nguồn thực phẩm có chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất tự nhiên hoặc được bổ sung vào khẩu phần ăn.
Ngoài ra, trẻ em mắc bệnh các bệnh như celiac hoặc viêm ruột có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ một số vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm và vitamin D. Tương tự, những trẻ bị Xơ nang gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất béo và do đó, có thể không hấp thụ đầy đủ các vitamin tan trong chất béo A, D, E và K.
Một nghiên cứu ở 937 trẻ em ở độ tuổi từ 3 đến 7 đã phát hiện ra rằng việc kén ăn có liên quan chặt chẽ với lượng Sắt và kẽm thấp. Có thể rằng việc kén ăn kéo dài dẫn đến sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng theo thời gian. Vì vậy, cần đảm bảo trẻ có thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng này từ các nguồn khác.
Việc tham khảo ý kiến các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng trước khi cho trẻ sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất là rất cần thiết. Đặc biệt, khi lựa chọn sản phẩm, cha mẹ nên tìm các nhãn hiệu chất lượng đã được thử nghiệm bởi bên thứ ba, chẳng hạn như NSF International, Hoa Kỳ Pharmacopeia (USP), ConsumerLab.com, Informed-Choice hoặc Nhóm kiểm soát chất bị cấm (BSCG). Đồng thời lựa chọn các loại vitamin được sản xuất dành riêng cho trẻ em và đảm bảo rằng chúng không chứa hàm lượng vượt quá nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.
Bổ sung vitamin hoặc khoáng chất có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ khi dùng quá liều. Điều này đặc biệt đúng với các vitamin tan trong chất béo A, D, E và vitamin K được lưu trữ trong chất béo cơ thể. Một nghiên cứu đã báo cáo độc tính của vitamin D ở một trẻ dùng quá liều chất bổ sung.
Cha mẹ nên lưu ý với các sản phẩm kẹo dẻo bổ sung vitamin, sản phẩm này thường thu hút trẻ nhỏ từ đó dễ dàng dẫn đến việc trẻ ăn quá nhiều. Vì vậy, giữ các loại thực phẩm bổ sung vitamin này ngoài tầm với của trẻ nhỏ và tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng là tối quan trọng.
Bài viết tham khảo Healthline.com