U tuyến giáp thể nhú: Nguyên nhân, giai đoạn phát triển bệnh và phương pháp chẩn đoán

U tuyến giáp thể nhú là loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất. Bệnh đôi khi chỉ được phát hiện khi ung thư tuyến giáp thể nhú đã di căn, đã lan ra ngoài tuyến giáp và tiên lượng thường khó khăn.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. U tuyến giáp thể nhú là gì?

U tuyến giáp thể nhú hay còn gọi là ung thư biểu mô nhú, là một dạng ung thư tuyến giáp biệt hóa tốt nhất. Đồng thời, đây cũng là dạng Ung thư tuyến giáp phổ biến nhất với nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc với năng lượng bức xạ.

U tuyến giáp loại này thường xuất hiện dưới dạng các nhân hoặc nang không đều hoặc là các khối u trong nhu mô tuyến giáp bình thường. Khi đã chuyển sang giai đoạn tiến triển, ung thư biểu mô nhú có thể xâm lấn gây tối thiểu hay xâm lấn quá mức. Trên thực tế, những khối u này có thể dễ dàng lan sang các cơ quan khác, xâm lấn vào hệ thống bạch huyết nhưng lại ít có khả năng xâm lấn vào mạch máu.

Sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ luôn được xem là thủ thuật để chẩn đoán đầu tiên và tốt nhất trong mọi trường hợp khi phát hiện thấy có một nhân hay một nốt trong tuyến giáp. Lúc này, phẫu thuật triệt căn sẽ có chỉ định nhằm can thiệp và quản lý dứt điểm nếu là u tuyến giáp thể nhú. Khoảng 4 - 6 tuần sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, bệnh nhân có thể được điều trị bổ túc bằng iod phóng xạ để phát hiện và phá hủy mọi tế bào di căn và mô ác tính còn sót lại trong tuyến giáp.

Tiên lượng của bệnh nhân mắc u tuyến giáp thể nhú cũng có liên quan đến tuổi tác. Dự hậu trong tương lai sẽ tốt hơn ở những bệnh nhân trẻ tuổi so với bệnh nhân lớn hơn 45 tuổi.

2. Nguyên nhân của u tuyến giáp thể nhú là gì?

Tuyến giáp là một nhu mô đặc biệt nhạy cảm với tác động của các loại bức xạ ion hóa. Cả tiếp xúc ngẫu nhiên và trong môi trường y tế với bức xạ ion hóa đều có mối liên quan đến sự tăng nguy cơ mắc phải ung thư tuyến giáp.

Theo đó, với các biện pháp chiếu xạ trị liệu đã được sử dụng để điều trị nhiều Khối u ác tính lẫn tổn thương lành tính, như điều trị Mụn trứng cá hay tăng sinh lông mặt quá mức, bệnh lao hạch ở cổ, Nấm da đầu, cắt tuyến ức, amidan, những bệnh nhân này về sau sẽ có nguy cơ mắc phải ung thư tuyến giáp trong thời gian kéo dài đến tận 30 năm. Hơn nữa, những bệnh nhân được xạ trị cho một số loại ung thư ở vùng đầu và cổ, đặc biệt là trong thời thơ ấu, càng có thể tăng nguy cơ phát triển đến ung thư tuyến giáp.

Ngoài ra, một số nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy các nguyên nhân khác gây ra u tuyến giáp thể nhú như sau:

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu iốt
  • Sử dụng biện pháp tránh thai đường uống
  • Có sự hiện diện của các nốt tuyến giáp lành tính
  • Tình trạng mãn kinh muộn
  • Sinh con muộn
  • Các hội chứng gia đình không phổ biến như polyp tuyến thượng thận, Hội chứng Gardner và bệnh Cowden có thể liên quan đến khối u nhú tuyến giáp trong khoảng 5% trường hợp.

3. Triệu chứng nhận biết u tuyến giáp thể nhú

Có đến 80% bệnh nhân u tuyến giáp bị thể nhú nhưng do bệnh có ít triệu chứng, tiến triển chậm nên ít người phát hiện ra. Ở thời kỳ đầu, hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng đặc biệt. Triệu chứng đầu tiên để nhận biết sự tồn tại của bệnh là xuất hiện khối u không gây đau đớn ở trước cổ.

Ở những giai đoạn tiếp theo, sự phát triển của khối u sẽ gây ra các triệu chứng: cổ họng bị đau, nuốt khó, nuốt nghẹn. Ngoài ra, một số trường hợp có triệu chứng như khàn giọng, Sưng hạch bạch huyết vùng cổ.

4. U tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không

4.1. Đánh giá khả năng di căn

U tuyến giáp thể nhú có khả năng di căn xâm lấn ngoài tuyến giáp tương đối cao. Một số vị trí xâm lấn nguy hiểm có thể kể đến như: tĩnh mạch, động mạch, khí quản hay thực quản. Một số trường hợp khối u xâm lấn nguy hiểm nên không thể điều trị triệt để được, khả năng tái phát cao, hiệu quả điều trị kém.

4.2. Khả năng biến chứng

Thể nhú là một dạng u lành và có thể loại bỏ hoặc điều trị bằng các biện pháp phẫu thuật cơ bản. Điều đáng nói là khi bệnh tái phát, khối u sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như tế bào ung thư lan ra ngoài tuyến giáp, gây ra ung thư ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể.

5. Giai đoạn phát triển u tuyến giáp thể nhú

5.1. Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn đầu của u tuyến giáp thể nhú, chưa có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó phát hiện. Kích thước khối u lúc này chỉ dưới 2cm, hình thành bên trong tuyến giáp chứ chưa lây lan ra hạch bạch huyết hay các bộ phận gần đó.

5.2. Giai đoạn 2

Bước sang giai đoạn 2, cổ họng đã bắt đầu có biểu hiện đau, nuốt khó, các khối u lớn với kích thước 2 - 4 cm. Lúc này khối u đã phát triển ra các khu vực bên ngoài tuyến giáp nên việc phát hiện cũng trở nên dễ dàng hơn.

5.3. Giai đoạn 3

Giai đoạn này bệnh dễ phát hiện hơn vì kích thước khối u đã vượt trên 4cm. Tuy tăng về kích thước nhưng u chưa lan đến hạch bạch huyết nên khi được điều trị tích cực bệnh nhân vẫn có cơ hội hồi phục hoàn toàn. Thời điểm này bệnh nhân cũng sẽ bị những cơn đau gây khó chịu và cần phải kiêng các loại thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị bệnh.

5.4. Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn cuối nên khối u có sự gia tăng mạnh về kích thước, lan ra ngoài đến các hạch bạch huyết ở cổ và ngực rồi lan đến gần các mạch máu khác trong cơ thể. Giai đoạn cuối u sẽ di căn, lây lan đến một số cơ quan trên cơ thể như phổi, xương,...

6. Các phương pháp chẩn đoán u tuyến giáp thể nhú 

Siêu âm tuyến giáp là một trong số những phương pháp để chấn đoán u tuyến giápCác xét nghiệm sau đây nên được chỉ định để chẩn đoán u tuyến giáp thể nhú, một loại ung thư tuyến giáp tương đối phổ biến và phân biệt với các loại ung thư tuyến giáp khác:
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
  • Xét nghiệm ức chế hormone kích thích tuyến giáp (TSH)
  • Đo nồng độ kháng nguyên carcinoembryonic (CEA) trong Huyết thanh (phạm vi tham chiếu là
  • Siêu âm tuyến giáp
  • Sinh thiết bằng chọc kim nhỏ làm giải phẫu bệnh là “tiêu chuẩn vàng”
  • Công cụ hình ảnh học bằng Xquang phổi, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ để đánh giá di căn xa.

Tóm lại, loại ung thư tuyến giáp thường gặp nhất là u tuyến giáp thể nhú. Bệnh có tiên lượng khá tốt nếu được phát hiện sớm và can thiệp triệt căn từ đầu. Chính vì vậy, khi tình cờ phát hiện thấy một Nhân giáp bất thường, việc cần làm là thăm khám chuyên khoa tuyến giáp sớm và thực hiện các chẩn đoán, xác định bản chất của tổn thương để loại trừ khả năng ác tính.

7. Khám và điều trị bệnh về tuyến giáp ở đâu?

Khám nội tiết đái tháo đường và Siêu Âm hoàn toàn Miễn_Phí với chuyên gia Thạc sĩ, bác sĩ Mai Văn Sâm là Phó Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, Đại học Y Hà Nội.

U tuyến giáp thể nhú: Nguyên nhân, giai đoạn phát triển bệnh và phương pháp chẩn đoán - ảnh 1

Khám Tuyến Giáp và Siêu Âm hoàn toàn Miễn Phí với Tiến sĩ, bác sĩ Lê Phong: nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu nội tiết và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại viện Nội tiết trung ương (Cơ sở 1 - Thái Thịnh).

U tuyến giáp thể nhú: Nguyên nhân, giai đoạn phát triển bệnh và phương pháp chẩn đoán - ảnh 2

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung