U xơ tử cung: Khi nào cần phẫu thuật?

Việc thực hiện phẫu thuật u xơ tử cung sẽ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng do những triệu chứng của bệnh gây ra. Các bác sĩ thường sẽ lựa chọn thực hiện các thủ thuật đối với những bệnh nhân bị u xơ xuất hiện các triệu chứng vừa hoặc nặng, chẳng hạn như đau hoặc chảy máu nặng.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. U xơ tử cung là bệnh gì?

U xơ tử cung hay còn được gọi là u nguyên bào hoặc u cơ, là khối u cơ có thể phát triển trên thành tử cung của người bệnh. Chúng hiếm khi tiến triển thành ung thư và nếu người bệnh mắc phải thì điều đó không có nghĩa là dễ bị ung thư tử cung.

U xơ có thể thay đổi rất nhiều về kích thước, hình dạng và vị trí. Chúng có thể xuất hiện trong tử cung, thành tử cung hoặc trên bề mặt của nó. Khối u xơ cũng có thể gắn vào tử cung của người bệnh bằng cấu trúc giống như thân cây.

Một số khối u xơ quá nhỏ đến nỗi bác sĩ không thể nhìn thấy chúng bằng Mắt thường. Một số khác phát triển thành khối lớn có thể ảnh hưởng đến kích thước và hình dạng của tử cung.

U xơ tử cung có thể xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ - thường từ 30 đến 40 tuổi, tuy nhiên U xơ tử cung có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Chúng cũng phổ biến hơn ở phụ nữ Mỹ gốc Phi so với phụ nữ da trắng, và có xu hướng xuất hiện sớm hơn và phát triển nhanh hơn ở người Mỹ gốc Phi. Hiện vẫn chưa có lời giải cho vấn đề này.

U xơ tử cung: Khi nào cần phẫu thuật? - ảnh 1
U xơ có thể thay đổi rất nhiều về kích thước, hình dạng và vị trí

2. U xơ tử cung: Khi nào cần phẫu thuật?

Dưới đây là các trường hợp bị u xơ tử cung cần được thực hiện phẫu thuật u xơ tử cung, bao gồm:

  • Gây tắc mạch các khối u: Trong thủ tục này, bác sĩ sẽ cắt nguồn cung cấp máu cho u xơ để nó co lại và chết thông qua tần số vô tuyến. Phương pháp này phù hợp để điều trị đối với những khối u xơ nhỏ. Khối u xơ có thể gây ra Sẹo hoặc nhiễm trùng trong tử cung, thậm chí gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh. Vì vậy, nếu muốn mang thai, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể cân nhắc những rủi ro và lợi ích.
  • Thuyên tắc động mạch tử cung: Nếu khối u xơ gây ra các vấn đề như chảy máu nặng hoặc đau đớn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thủ thuật này để thu nhỏ khối u xơ và giảm bớt một số triệu chứng của bệnh. Bác sĩ sẽ chèn một ống mỏng, được gọi là ống thông, vào động mạch chủ tử cung. Sau đó, sẽ tiêm một chất nhằm cắt đứt nguồn cung cấp máu cho khôi u xơ. Kỹ thuật này sẽ thu nhỏ hoặc tiêu diệt chúng và cho phép tử cung của người bệnh giảm kích thước tổng thể. Người bệnh có thể cần một thuốc an thần khi thực hiện thủ thuật này, vì vậy bạn có thể tỉnh táo nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ. Người bệnh có thể sẽ cảm thấy khó chịu khi bác sĩ đặt ống thông. Người bệnh chỉ cần ở lại bệnh viện khoảng 1 ngày sau khi thực hiện thủ thuật này. Nhiều trường hợp bị chuột rút sau khi làm thủ thuật, vì vậy bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để giảm bớt sự khó chịu. Có một số trường hợp, khối u xơ có thể phát triển trở lại sau khi thực hiện thủ thuật này.
U xơ tử cung: Khi nào cần phẫu thuật? - ảnh 2
Người bệnh có thể sẽ cảm thấy khó chịu khi bác sĩ đặt ống thông
  • Bóc tách nội mạc tử cung: Phương pháp này được chỉ định khi khối u xơ chưa quá to nhưng gây ra những ảnh hưởng nặng nề cho người bệnh, người bệnh có thể cần phải cắt bỏ nội mạc tử cung. Khối u xơ có thể loại bỏ hoặc phá hủy niêm mạc tử cung của người bệnh. Phương pháp phẫu thuật này được thực hiện thông qua Nội soi buồng tử cung. Bóc tách nội mạc tử cung có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như với laser, dòng điện,.... Chỉ nên lựa chọn điều trị bằng phương pháp này nếu bạn không muốn mang thai.
  • Trong trường hợp người bệnh muốn Mang thai trong tương lai, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện phẫu thuật bóc u xơ tử cung nếu khối u có kích thước to và gây ảnh hưởng đến tử cung của người bệnh. Phẫu thuật này sẽ loại bỏ u xơ nhưng để lại mô lành của tử cung. Tùy thuộc vào số lượng u xơ, kích thước và vị trí, bác sĩ sẽ quyết định cách thực hiện phẫu thuật u xơ tử cung.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung