1. U xơ tử cung là bệnh gì?
U xơ tử cung là khối u phát triển trong thành tử cung. Đây là bệnh Phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 30 đến 50 tuổi. U xơ hầu như luôn lành tính; kích thước khối u có thể nhỏ như hạt đậu hoặc có thể lớn hơn rất nhiều. Chúng có thể phát triển bên ngoài thành tử cung, bên trong khoang tử cung hoặc bên trong thành tử cung.
Theo thống kê của tạp chí Womenshealth, khoảng 20-80% phụ nữ phát triển u xơ vào độ tuổi 40 và đầu 50. Không phải tất cả phụ nữ bị u xơ đều có triệu chứng. Một số bị đau và chảy máu kinh nguyệt nặng. U xơ cũng có thể gây áp lực lên bàng quang, gây ra đi tiểu thường xuyên, hoặc trực tràng, gây ra áp lực trực tràng. Nếu u xơ trở nên rất lớn, chúng có thể làm cho bụng to ra, khiến phụ nữ trông như có thai.
2. Nguyên nhân gây u xơ tử cung
Nguyên nhân của bệnh đang được tìm hiểu, một số yếu tố nguy cơ: Di truyền, môi trường, thực phẩm, rối loạn nội tiết, béo phì... Trong đó, đa số các nghiên cứu đều cho rằng Nội tiết tố Estrogen trong cơ thể phụ nữ có liên quan đến sự hình thành và phát triển của khối u.
3. U xơ tử cung ở phụ nữ Mang thai
U xơ tử cung thường tăng kích thước trong thời kỳ Mang thai do Nội tiết thai kỳ và thường teo nhỏ lại sau sinh.
Theo một đánh giá năm 2010 trên tạp chí sức khỏe Healthline cho thấy 10- 30% phụ nữ bị U xơ tử cung phát triển các biến chứng khi mang thai. Các nhà nghiên cứu lưu ý biến chứng phổ biến nhất của u xơ khi Mang thai là đau. Nó thường thấy ở những phụ nữ có khối u xơ lớn hơn 5 cm trong hai tam cá nguyệt cuối cùng.
Hầu hết các khối u xơ không phát triển trong khi bạn mang thai, nhưng nếu nó xảy ra thì rất có thể là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sự phát triển của u xơ có thể bị ảnh hưởng bởi nồng độ Estrogen tăng trong thai kỳ. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ khác, u xơ thực sự có thể co lại trong thai kỳ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 79% u xơ có mặt trước khi mang thai và giảm kích thước sau khi sinh.
U xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác trong khi mang thai và sinh nở, bao gồm:
- Hạn chế tăng trưởng của thai nhi: U xơ lớn có thể ngăn thai Nhi phát triển đầy đủ do giảm diện tích trong bụng mẹ.
- Nhau bong non: Điều này xảy ra khi nhau thai vỡ ra khỏi thành tử cung vì nó bị chặn bởi một khối u xơ. Điều này làm giảm oxy và chất Dinh dưỡng quan trọng.
- Sinh non: Đau do u xơ có thể dẫn đến co bóp tử cung, có thể dẫn đến sinh non.
- Ngôi thai bất thường. Do hình dạng bất thường của tử cung
- Sảy thai: Phụ nữ bị u xơ có nhiều nguy cơ Sảy thai trong thời kỳ đầu mang thai so với những phụ nữ bình thường.
4. Bị u xơ tử cung khi mang thai: Nên sinh thường hay sinh mổ?
Nhiều trường hợp, khi phụ nữ mắc bệnh u xơ tử cung trong thời kỳ mang thai là lành tính, vì vậy khả năng gây biến chứng khi sinh con là ít, sản phụ vẫn có thể sinh con bình thường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp u xơ tử cung làm tăng tỷ lệ sinh mổ. Điều đó có thể là do u xơ tử cung có thể khiến cho tử cung không co thắt và khối u cũng có thể chặn đường sinh của bạn, làm chậm tiến trình chuyển dạ. Vì vậy, việc thăm khám định kỳ u xơ tử cung khi mang thai là điều cần thiết để đảm bảo chắc chắn cho sự an toàn của cả mẹ và em bé.
U xơ tử cung trong thai kỳ thường không bóc tách u xơ mà chỉ theo dõi sau sinh. Trường hợp phẫu thuật u xơ tử cung thai kỳ hay khi sinh được chỉ định nếu u xơ tử cung có biến chứng hoại tử, nhiễm trùng hoặc u xơ tử cung nằm ngay đường rạch cơ tử cung trong mổ lấy thai, hoặc u xơ gây bít đường thoát sản dịch hoặc u xơ nằm dưới niêm mạc (lấn vào lòng tử cung nguy cơ rong huyết).
Phẫu thuật Nội soi u xơ tử cung bằng robot được đánh giá là phương pháp ưu việt hàng đầu hiện nay với u xơ tử cung.