Ung thư phổi có thể được phát hiện ở giai đoạn sớm không?

Ung thư phổi là một khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang. Hầu hết số người mắc bệnh đều phát hiện quá muộn và tử vong chỉ sau 6 tháng - 1 năm. Vậy Ung thư phổi có thể được phát hiện ở giai đoạn sớm không?
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là một Khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang.

Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng đầu bảng trong danh sách 10 loại ung thư phổ biến ở cả 2 giới. Mỗi năm có hơn 20.000 người mắc bệnh, trong đó có đến 17.000 người đã tử vong. Điều đáng nói, hầu hết số người mắc bệnh đều phát hiện quá muộn và tử vong chỉ sau 6 tháng - 1 năm.

Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi cho người bệnh là hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nghề nghiệp liên quan đến phóng xạ hoặc amiăng, yếu tố di truyền.

2. Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi

Trong giai đoạn sớm, các triệu chứng của ung thư phổi thường không đặc hiệu nên dễ bị bỏ qua hoặc có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm phế quản phổi, lao phổi. Nhiều bệnh nhân đến viện khi bệnh ở giai đoạn muộn hoặc sau khi điều trị nhiều đợt không đỡ.

Các triệu chứng xuất hiện tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước của khối u, mức độ xâm lấn đến các cơ quan lân cận cũng như di căn xa. Các dấu hiệu của ung thư phổi khá đa dạng, người bệnh cần lưu ý khi gặp các triệu chứng sau:

  • Ho: là triệu chứng thường gặp. Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện ho, có thể là ho khan, ho có đờm, ho ra máu. Nhưng ho là một triệu chứng rất không đặc hiệu, và ung thư không phải là nguyên nhân mà người bệnh nghĩ đến đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn Ho kéo dài, không rõ nguyên nhân và không đáp ứng với điều trị thì bạn nên đến chuyên khoa Ung bướu để thăm khám.
  • Khó thở: cũng là một triệu chứng hay gặp trong ung thư phổi. Cảm giác khó thở thường xuất hiện khi giai đoạn bệnh không còn sớm và hay gặp với khối u ở trung tâm gây hẹp lòng khí quản lớn hoặc do khối hạch trung thất chèn ép vào đường thở. Đôi khi, người bệnh còn có thể xuất hiện tiếng thở khò khè nặng nhọc.
  • Đau ngực: hay gặp khi khối u đã xâm lấn đến thành ngực. Điểm đau thường tương ứng với vị trí khối u, người bệnh có thể bị đau tức ở vùng ngực, lưng hoặc vai. Các cơn đau có tính chất dai dẳng, âm ỉ, tăng lên khi ho hoặc hít thở sâu.

3. Phát hiện ung thư phổi dựa trên những kết quả như:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra ngực và kiểm tra hạch bạch huyết ở cổ. Nếu có nghi ngờ ung thư phổi sẽ Chụp X-quang ngực hoặc Chụp CT và hướng dẫn chỉ định thêm các dịch vụ khác.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Dùng để xác nhận nghi ngờ ung thư phổi và kiểm tra mức độ tiến triển của ung thư.
  • Mô bệnh học: Kiểm tra sinh thiết, giúp xác định và định hướng điều trị một cách hiệu quả nhất.
  • Xét nghiệm sinh học phân tử khối u: Các mẫu mô từ tổ chức, cơ quan bị di căn thuộc nhóm ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, không vảy sẽ được kiểm tra sự có mặt của các đột biến gen EGFR hay gen ALK.
  • Liệu pháp miễn dịch kháng thể kháng PD-1
  • Cắt lớp vi tính lồng ngực (CT scanner): giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý ở xương sườn, màng phổi, nhu mô phổi, phế quản, mạch máu, tim, trung thất,... So với chụp X-quang, chụp CT có thể phát hiện được cả các khối u kích thước nhỏ, xác định tốt đặc điểm khối u, tình trạng hạch trung thất qua đó giúp đánh giá giai đoạn bệnh.

  • Nội soi phế quản: Được chỉ định cho hầu hết những trường hợp u có khối u phổi. Bằng cách sử dụng một ống soi mềm có đèn chiếu sáng đưa vào khí quản qua mũi, bác sĩ có thể quan sát được hình dạng và kích thước khối u, khoảng cách của khối u đến vị trí ngã ba khí quản, đặc biệt có thể sinh thiết khối u khi cần thiết.

Ung thư phổi có thể được phát hiện ở giai đoạn sớm không? - ảnh 1

Ngoài ra, đối với những người tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư như ung thư phổi hay làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm...có thể đi khám Tầm soát ung thư phổi tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa ung bướu uy tín để sàng lọc.

Mọi thắc hay có vấn đề gì về dấu hiệu ung thư mọi người có thể đặt câu hỏi cho bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên Bcare để được giải đáp.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung