Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Vai trò của chụp cộng hưởng từ (MRI) trong chẩn đoán các bệnh cột sống, thắt lưng

27/05/2021
Vai trò của chụp cộng hưởng từ (MRI) trong chẩn đoán các bệnh cột sống, thắt lưng

Đau cột sống, nhức thắt lưng là những than phiền rất thường gặp của người lớn tuổi. Đây là một trong những dấu hiệu của các bệnh cột sống thắt lưng. Chụp cộng hưởng từ (MRI) được coi là phương pháp chẩn đoán tốt ưu nhất về các bệnh lý liên quan đến xương khớp, cột sống, thắt lưng.

1. Chụp cộng hưởng từ cột sống là gì?

Cộng hưởng từ (MRI) là một bước tiến vượt trội của lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Thay vì sử dụng tia X- quang, với nguyên lý từ trường, MRI cho hình ảnh rõ ràng hơn, cho phép khả năng tái tạo hình ảnh trong không gian ba chiều; từ đó giúp việc chẩn đoán được chính xác hơn, đóng vai trò quyết định điều trị trong hàng loạt các bệnh lý.

Riêng đối với chuyên khoa cơ xương khớp, MRI cung cấp các hình ảnh vô cùng chi tiết của các đơn vị giải phẫu, như xương, sụn khớp, bao hoạt dịch, gân cơ, dây chằng cùng hệ thống Thần kinh chi phối, mạch máu nuôi dưỡng... trong khi tất cả các phương tiện hình ảnh học khác không thể thực hiện được.

Đối với các khớp cột sống, MRI là công cụ duy nhất có thể trả lời cho câu hỏi có tình trạng Thoát vị đĩa đệm hay không. Đồng thời, MRI còn giúp chẩn đoán phân biệt các bệnh lý như lao cột sống, có khối chèn ép của u bướu, chấn thương, viêm nhiễm,...

2. Chỉ định chụp MRI cột sống thắt lưng khi nào? Vai trò của chụp cộng hưởng từ (MRI) trong chẩn đoán các bệnh cột sống, thắt lưng - ảnh 1

Đau bất thường trên cột sống, diễn tiến đột ngột hay kéo dài sẽ được chỉ định chụp MRI

Khi bệnh nhân có các dấu hiệu sau thì nên được xem xét chụp MRI vùng cột sống thắt lưng:

  • Đau bất thường trên cột sống, diễn tiến đột ngột hay kéo dài
  • Đau từ vùng thắt lưng lan xuống hai chân.
  • Hạn chế cử động cúi gập, xoay người.
  • Có tình trạng cong vẹo hay biến dạng cột sống.
  • Sau chấn thương, té ngã, đụng dập khu vực cột sống thắt lưng.
  • Xuất hiện khối u bướu không giải thích được.
  • Xuất hiện khối viêm nhiễm.
  • Yếu liệt, rối loạn cảm giác từ từ hay đột ngột từ vùng thắt lưng xuống hai chi dưới.
  • Rối loạn chức năng cơ vòng (tiểu tiện, đại tiện) và chức năng sinh dục.
  • Bất thường trên phim Xquang cột sống thắt lưng (xẹp, trật, di lệch đốt sống...)
  • Theo dõi các biến chứng, bất thường sau can thiệp trên cột sống thắt lưng.

3. Quy trình chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng

MRI là phương tiện hình ảnh học không xâm lấn nên nhìn chung không gây tổn hại gì trên cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, trước khi tiến hành chụp MRI, cần sàng lọc bệnh nhân không vi phạm các chống chỉ định, cụ thể là:

  • Bệnh nhân có thiết bị Tim mạch đặt vĩnh viễn trong cơ thể như máy tạo nhịp tim, máy khử rung, van tim nhân tạo... hoặc có mảnh kim loại, vật liệu cấy ghép bằng kim loại trong cơ thể như mảnh đạn, các kẹp mạch máu, máy trợ thính, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da...
  • Người có hội chứng Tâm lý sợ hãi không gian kín.
  • Người có thể trạng Béo phì nặng, kích thước hoặc trọng lượng cơ thể quá lớn không vừa với lồng chụp.

Khi không mắc phải các chống chỉ định và đúng chỉ định chụp MRI, người bệnh sẽ được giải thích về cách thức tiến hành và thực gian thực hiện nhằm đạt được sự hợp tác tối đa với kỹ thuật viên điều khiển. Theo đó, người bệnh không cần phải nhịn ăn, được thay trang phục đơn giản, không đem theo bất cứ vật dụng gì trên người và sắp xếp nằm ngay ngắn trên mặt phẳng của máy, từ từ đưa vào lồng chụp.

Trong lúc đó, bệnh nhân được sử dụng tai nghe, vừa giúp giảm tiếng ồn, vừa là phương tiện liên lạc với kỹ thuật viên bên ngoài; đồng thời giúp bệnh nhân thoải mái tinh thần. Chỉ khi thả lỏng cơ toàn thân mình, các khớp cột sống được giữ ở tư thế cố định, hình ảnh mới hiện lên được rõ nét, tránh sai lệch làm ảnh hưởng đến việc đọc kết quả của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.

Sau khi đảm bảo chất lượng hình ảnh chuỗi khớp cột sống cần thu thập đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, mặt phẳng nằm được đưa ra khỏi lồng chụp và người bệnh có thể ngồi dậy, hoàn toàn sinh hoạt được như bình thường. Tuy nhiên, nên có phòng theo dõi người bệnh trong 15 phút trước khi ra về, để tránh những phản ứng, biểu hiện bất thường và có thể được hỗ trợ, can thiệp kịp thời.

4. Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng có những ưu điểm gì? Vai trò của chụp cộng hưởng từ (MRI) trong chẩn đoán các bệnh cột sống, thắt lưng - ảnh 2

Máy chụp MRI siêu dẫn lực từ 3.0 Tesla

Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng là cho hình ảnh hoàn toàn khách quan, trung thực, rõ nét nhằm định hướng điều trị, đặc biệt là quyết định có can thiệp phẫu thuật hay không. Hình ảnh các tổn thương trên đĩa đệm, sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch, tầng xương dưới sụn được quan sát dễ dàng, nhất là khi tái cấu trúc trên hình ảnh không gian ba chiều. Tất nhiên những tổn thương, biến đổi này sẽ được phát hiện sớm hơn đáng kể so với phương tiện Xquang và cả biểu hiện trên lâm sàng.

Kế tiếp là MRI là có nguyên lý là điện từ, không dùng tia X nên không gây nguy cơ phơi nhiễm tia xạ cho người bệnh. Đồng thời, phương tiện này vô cùng an toàn, không xâm lấn, hoàn toàn không gây đau đớn gì lên cơ thể bệnh nhân. Sau khi thực hiện quy trình, bệnh nhân chỉ cần lưu lại theo dõi không quá một giờ và có thể ra về ngay trong ngày, không có tác dụng phụ gì, không cần theo dõi gì đặc biệt sau đó.

Để công cụ MRI được phát huy trọn vẹn các ưu điểm như nêu trên, bệnh nhân và thân nhân cần hiểu biết và lựa chọn nơi thực hiện có uy tín. Kết quả đọc phim còn phụ thuộc phần lớn vào kỹ thuật điều chỉnh máy móc, góc chụp, cường độ tia cũng như khả năng chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. Bất cứ một sai lệch nào cũng có ảnh hưởng đến kết quả đọc phim và thậm chí là quyết định can thiệp phẫu thuật.

Phòng khám Vietlife với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị.

Chi Phí Chụp cộng hưởng từ MRI Phòng khám Vietlife