Phân biệt Xét nghiệm viêm gan B và Xét nghiệm HIV

Cả virus HIV và viêm gan siêu vi B đều lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với máu, tinh dịch hoặc các dịch cơ thể khác. Vì vậy, những yếu tố nguy cơ của HIV và đồng nhiễm viêm gan B là như nhau. Tuy nhiên xét nghiệm viêm gan B và HIV là hai hình thức khác biệt.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Xét nghiệm Viêm gan B

Viêm gan B không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng việc dùng thuốc liên tục cũng rất có hiệu quả. Thực hiện các xét nghiệm Viêm gan B giúp bác sĩ chẩn đoán, theo dõi giai đoạn bệnh, đồng thời là căn cứ để đưa ra phương hướng điều trị phù hợp nhất.

1.1. Xét nghiệm HBsAg

Là hình thức phổ biến nhất, hầu như người nào đến khám viêm gan B cũng đều phải làm xét nghiệm HbsAg trước. Bác sĩ sẽ chỉ định các bước kiểm tra tiếp theo sau khi có kết quả xét nghiệm HbsAg. Nếu nhận kết quả dương tính nghĩa là bạn đã nhiễm virus viêm gan siêu vi B (HBV), ngược lại kết quả âm tính cho biết bạn không bị viêm gan B.

Xét nghiệm HbsAg gồm hai phần:

  • Định lượng: Cho biết số lượng nồng độ kháng nguyên, để theo dõi tình hình căn bệnh và tìm cách điều trị phù hợp;
  • Định tính: Chẩn đoán bệnh nhân có bị viêm gan B hay không.
Phân biệt Xét nghiệm viêm gan B và Xét nghiệm HIV - ảnh 1
Xét nghiệm HBsAg là phương pháp chẩn đoán viêm gan B được áp dụng phổ biến

1.2. Xét nghiệm HBeAg

Nồng độ HBeAg là một kháng nguyên vỏ capsid của virus viêm gan siêu vi B. Kết quả xét nghiệm HbeAg dương tính cho biết virus đang gia tăng, có khả năng lây lan rộng và sức tàn phá lớn.

Trường hợp xét nghiệm cho kết quả âm tính sẽ có hai khả năng:

  • Một là virus đang ở thể không hoạt động, có cơ hội tự khỏi bệnh;
  • Hai là virus đột biến, bệnh nhân cần phải làm thêm các xét nghiệm khác (như HBV genotyping, HBV DNA).

1.3. Xét nghiệm Anti-HBs

Nhằm kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể với virus HBV. Người đã từng tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm gan B sẽ hình thành kháng thể anti-HBs. Do đó, khi làm xét nghiệm này sẽ nhận được kết quả dương tính, nghĩa là cơ thể đã có kháng thể chống lại virus gây bệnh. Ngược lại, nếu kết quả là âm tính, bạn nên tiến hành chủng ngừa viêm gan B càng sớm càng tốt.

Thông thường, Vắc-xin viêm gan B có 3 mũi, tiêm nhắc lại vào 1 và 6 tháng sau mũi thứ nhất. Sau khi hoàn thành đủ các mũi tiêm, bạn cũng nên làm xét nghiệm Anti-HBs lại để kiểm tra xem cơ thể đã tiếp nhận và hình thành đủ kháng thể chưa. Kháng thể càng cao càng có hiệu quả bảo vệ, tối thiểu là >10 UI/ml và tối ưu là >1000 UI/ml.

1.4. Xét nghiệm Anti-HBe

Xét nghiệm này cũng tương tự như Anti-HBs, nhưng Anti-Hbe chỉ là một phần của kháng thể chống lại virus viêm gan siêu vi B. Nếu người bệnh nghi ngờ mắc viêm gan B, kết quả xét nghiệm Anti-Hbe dương tính tức là cơ thể đã có một phần kháng nguyên miễn dịch với virus HBV.

Phân biệt Xét nghiệm viêm gan B và Xét nghiệm HIV - ảnh 2
Xét nghiệm Anti-HBe cho kết quả là một phần của kháng thể chống lại virus viêm gan siêu vi B

1.5. Xét nghiệm Anti-HBc

Người mắc viêm gan B chủ yếu làm xét nghiệm Anti-HBc nhằm xác định tình trạng bệnh hiện tại, giai đoạn cấp tính hay mãn tính. Ngoài ra, xét nghiệm này còn có khả năng chẩn đoán một người trước đó đã từng bị nhiễm virus gan B hay chưa.

1.6. Xét nghiệm Anti-HBc IgM

Nếu có quan hệ với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm virus HBV, xét nghiệm Anti-HBc IgM sẽ giúp xác định nguy cơ nhiễm virus. Anti-HBc IgM là kháng thể xuất hiện trong giai đoạn mới nhiễm virus hoặc trong thời kỳ kịch phát của viêm gan siêu vi B mãn tính.

2. Xét nghiệm HIV

Thông thường, mọi người sẽ yêu cầu hoặc được chỉ định làm xét nghiệm HIV khi có nguy cơ bị phơi nhiễm. Sau khi diễn ra hành vi nguy cơ, HIV có một giai đoạn cửa sổ kéo dài từ 3 - 6 tháng. Kết quả xét nghiệm vào mốc thời gian 6 tháng cho kết quả âm tính, tức là bạn không nhiễm bệnh. Trường hợp đã làm Xét nghiệm HIV sớm hơn giai đoạn cửa sổ, thì bạn nên lặp lại xét nghiệm lần nữa vào 6 - 7 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ để yên tâm hơn, tránh sai sót hoặc âm tính giả.

Hiện nay, có nhiều kỹ thuật xét nghiệm phát hiện được kháng thể HIV trong máu một cách nhanh chóng và chính xác, như:

  • HIV test nhanh
  • Phương pháp ELISA
  • Serodia
  • Miễn dịch tự động,...

Trong đó, phương pháp ELISA (miễn dịch gắn men) được đánh giá là có độ nhạy rất cao. Ngoài ra, người nghi ngờ nhiễm HIV cũng có thể mua những dụng cụ kiểm tra nhanh tại nhà, với kết quả chuẩn xác khá cao. Tuy nhiên nếu kết quả dương tính, bạn cần phải đến cơ sở y tế chuyên môn để thăm khám và điều trị kịp thời. Hơn nữa, không phải loại que thử HIV nào bán trên thị trường cũng cho kết quả chính xác tuyệt đối. Vì vậy người tiêu dùng cần hết sức thận trọng nếu muốn tự kiểm tra HIV tại nhà.

Phân biệt Xét nghiệm viêm gan B và Xét nghiệm HIV - ảnh 3
HIV test nhanh là một phương pháp phát hiện được kháng thể HIV trong máu

3. Xét nghiệm viêm gan B có phát hiện HIV?

Rất thường gặp tình trạng bệnh nhân HIV đồng nhiễm với virus viêm gan B, tỷ lệ hơn 30%. Vì vậy, tầm soát và tích cực điều trị khi có bằng chứng đồng nhiễm HIV và viêm gan virus rất cần được quan tâm.

Virus HBV cũng có con đường lây truyền tương tự như HIV, qua tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc chất dịch cơ thể khác. Trong đó, những cách cụ thể làm lây bệnh là dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng cá nhân có nguy cơ dính máu, dịch tiết; Tiếp xúc với máu hoặc vết loét hở; Quan hệ Tình dục không an toàn; Từ người mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở và nuôi nấng.

Nhiều nghiên cứu quan sát thấy viêm gan B mạn tính tiến triển đến xơ gan, bệnh gan giai đoạn cuối và Ung thư gan nhanh hơn ở người bị nhiễm HIV. Tương tự, người bị viêm gan B nếu nhiễm HIV cũng mau chóng chuyển đến giai đoạn cuối, làm xuất hiện các bệnh nhiễm trùng khác. Chính vì vậy mà tất cả những người nhiễm HIV nên được xét nghiệm tầm soát virus HBV ngay từ khi mới được chẩn đoán. Các xét nghiệm tìm kháng nguyên, kháng thể trong Huyết thanh có thể giúp phát hiện nhiễm HBV, ngay cả khi chưa biểu hiện triệu chứng.

Nếu xét nghiệm Huyết thanh cho thấy chưa nhiễm virus viêm gan, bệnh nhân cần được chỉ định chủng ngừa vắc-xin dự phòng HBV. Trường hợp xét nghiệm cho thấy người bệnh đã nhiễm viêm gan, cần thực hiện thêm nhiều cận lâm sàng khác, nhằm xác định tình trạng bệnh và có hướng kiểm soát tốt.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hùng Cường

  • Tầng 4 Khoa ngoại tiêu hóa, Bệnh Vinmec Time City, Sô 458 Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Ngoại Tiêu hoá - Gan mật tụy

Bác sĩ CKII Nguyễn Đắc Thao

  • 137 Nguyễn Văn Cừ, long Biên, Hà Nội
  • Ngoại Tiêu hoá - Gan mật tụy

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Phạm Phúc Khánh

  • 137 Nguyễn Văn Cừ, long Biên, Hà Nội
  • Ngoại Tiêu hoá - Gan mật tụy

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh

  • 137 Nguyễn Văn Cừ, long Biên, Hà Nội
  • Ngoại Tiêu hoá - Gan mật tụy

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Quách Văn Kiên

  • 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
  • Ngoại Tiêu hoá - Gan mật tụy
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*