Xiết ăn răng ở trẻ em là gì? Điều trị và Cách phòng ngừa

Xiết ăn răng là một dạng của sâu răng, đây là một bệnh lý về răng miệng thường gặp ở trẻ em từ 6-12 tuổi. Nếu không được điều trị sớm, xiết ăn răng có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe răng miệng lâu dài với trẻ nhỏ.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Xiết ăn răng ở trẻ em là gì?

Xiết ăn răng còn được biết đến là sâu răng. Tình trạng này khiến răng của trẻ bị xỉn màu, răng sữa rụng sớm và ăn mòn dần răng của trẻ do vi khuẩn cư ngụ trong các xoang sâu trên bề mặt răng.

Nguyên nhân của xiết ăn răng ở trẻ do nhiều nguyên nhân: do bẩm sinh, do trẻ chưa ý thức được việc chăm sóc răng miệng, do bố mẹ lơ là chủ quan với việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ.

  • Xiết ăn răng có thể do yếu tố bẩm sinh, do trẻ thiếu sản men răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công men răng, gây Sâu răng nhanh chóng.
  • Trẻ em từ 6 - 12 tuổi còn nhỏ, chưa ý thức được vệ sinh răng miệng. Khi ăn nhiều đồ ăn ngọt, ăn vặt, đường sẽ bám vào các kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ tấn công men răng và làm mòn men răng.
  • Thiếu vitamin, khoáng chất là nguyên nhân khiến trẻ dễ sâu răng. Đặc biệt là khi Thiếu Canxi và flour sẽ khiến răng yếu đi tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng của trẻ dễ dàng.

Ở mỗi giai đoạn, xiết ăn răng gây nên những triệu chứng khác nhau ở trẻ. Tuy nhiên, phần lớn trẻ sẽ gặp các triệu chứng như: đau răng, biếng ăn, mệt mỏi,...

Tuy nhiên, nhiều trẻ bị xiết ăn răng nhẹ sẽ không gặp triệu chứng đau đớn gì cả. Khi đó, răng của trẻ có màu nâu, chưa bị ăn mòn. Cho đến khi xiết ăn răng phát triển, răng bị mòn dần thân răng, trẻ sẽ cảm thấy ê nhức khi ăn, quấy khóc, chán ăn.

Cuối cùng khi xiết ăn răng trở nặng cảm giác đau nhức răng sẽ trở nên nghiêm trọng, thường xuyên hơn. Trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng như: sốt, đau buốt tận óc, đau nhức thái dương, nướu sưng đỏ.

Xiết ăn răng ở trẻ em là gì? Điều trị và Cách phòng ngừa - ảnh 1
Thiếu canxi có thể là nguyên nhân gây xiết ăn răng ở trẻ

2. Điều trị xiết ăn răng ở trẻ

Xiết ăn răng tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt cũng như học tập của trẻ. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp trẻ trở lại cuộc sống bình thường, hạn chế tối thiểu những tổn thương với quá trình Mọc răng của trẻ.

Khi đến các phòng khám nha khoa, sau quá trình thăm khám, trẻ có thể được chỉ định chụp phim để chẩn đoán tình trạng cũng như vị trí sâu răng. Từ đó, đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Thông thường có 3 phương pháp điều trị xiết ăn răng được áp dụng: trám răng, bọc răng sứ và nhổ răng. Chỉ định nhổ răng được chỉ định khi Sâu răng ở giai đoạn quá nặng, không thể thực hiện phương pháp trám răng và bọc răng sứ.

  • Trám răng được thực hiện khi xiết ăn răng ở trẻ giai đoạn đầu. Nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu làm đầy composite trám lên bề mặt răng hư tổn.
  • Tái khoáng men răng được chỉ định trong trường hợp trẻ thiếu sản men. Phương pháp này giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm lấn.
  • Bọc răng sứ với nhiều đặc điểm ưu việt cũng được áp dụng trong điều trị xiết ăn răng.
  • Nhổ răng sâu: Khi xiết ăn răng khiến răng bị hư hỏng nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ răng sâu để bệnh lý không lây lan ra toàn hàm.

Ngoài ra xiết ăn răng còn có thể thực hiện điều trị tại nhà bằng Gừng và tỏi; dầu oliu đinh hương.

Xiết ăn răng ở trẻ em là gì? Điều trị và Cách phòng ngừa - ảnh 2
Nhổ răng sâu được chỉ định để bệnh lý không lây lan ra toàn hàm.

3. Phòng ngừa xiết ăn răng

Những cơn đau buốt từ xiết ăn răng khiến trẻ khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Xiết răng ăn khiến trẻ kém tự tin, phát âm lệch lạc. Trường hợp xiết ăn răng làm tiêu xương răng, răng mọc lệch, khấp khểnh rất mất thẩm mỹ.

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng xiết ăn răng:

  • Tránh hoặc hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt để ngăn ngừa sâu răng
  • Bố mẹ hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách bằng cách đánh răng 2 lần/ngày, kết hợp với chỉ nha khoa
  • Thăm khám định ký nha khoa 6 tháng / lần để kiểm soát và ngăn ngừa hiện tượng xiết ăn răng ở trẻ.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi và các chế phẩm từ sữa.

 

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lê Hùng

  • Số 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Nha khoa
  • 100.000đ

Nha khoa Meddental 87 Bùi Thị Xuân

  • 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Nha khoa

Nha khoa Meddental Khuất Duy Tiến

  • 3 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Nha khoa

Nha khoa Meddental 42 - 44 Nghĩa Dũng

  • 42 - 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  • Nha khoa

Nha khoa Meddental 66 Nghĩa Dũng

  • 66 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội
  • Nha khoa