Chửa ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng, khi vỡ chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người có thai ngoài tử cung vỡ. Căn bệnh này thường gặp ở những phụ nữ bị viêm nhiễm vòi tử cung, có tiền sử bệnh viêm vùng chậu hoặc mang thai ngoài tử cung, sử dụng vòng tránh thai.

Tên gọi khác: Chửa ngoài tử cung, Chửa ngoài dạ con.

Triệu chứng

Đau bụng, chảy máu âm đạo, đau vùng chậu, choáng, ngất, huyết áp thấp.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm HCG để xác nhận bệnh nhân có mang thai hay không, siêu âm vùng chậu để xác nhận thai trong tử cung.

  • Nếu thai không được tìm thấy trong tử cung, có thể bệnh nhân đã mang thai ngoài tử cung.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm HCG, siêu âm.

  • Xét nghiệm bổ sung: Xét nghiệm nhóm máu

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào kích thước và vị trí của thai ngoài tử cung và có thể bao gồm: Thuốc Methotrexate. Mổ lấy thai. Phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng.

Chửa ngoài tử cung - Ảnh minh họa 1
Chửa ngoài tử cung - Ảnh minh họa 2
Chửa ngoài tử cung - Ảnh minh họa 3
Chửa ngoài tử cung - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Tử cung hay còn gọi là dạ con, là cơ quan sinh sản của người phụ nữ, khi mang thai bào thai sẽ phát triển tại đó. Tử cung có 2 vòi trứng ở hai bên, nối với 2 buồng trứng, là nơi trứng sau khi thụ tinh (kết hợp với tinh trùng của người nam) sẽ đi vào lòng tử cung để phát triển thành thai.

Chửa ngoài tử cung (hay chửa ngoài dạ con) là tình trạng trứng sau khi thụ tinh tại 1/3 ngoài của vòi tử cung (vòi trứng) không chuyển được vào buồng tử cung như bình thường mà lại phát triển tại một vị trí nào đó. Đây là một cấp cứu sản khoa nếu không được xử trí tích cực và kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng ngừa

Nguyên nhân chủ yếu do viêm nhiễm vòi tử cung làm cho vòi này bị chít hẹp lại hoặc do khối u ở trong hay ngoài vòi tử cung chèn ép làm cho lòng vòi hẹp lại. Hoặc do nhu động của vòi tử cung thay đổi khiến trứng đã thụ tinh bị dừng lại trên đường di chuyển vào buồng tử cung hoặc di chuyển ngược ra phía ổ bụng. Cũng có khi do vòi tử cung quá nhỏ hẹp ở người có bộ phận sinh dục không bình thường…vv.

Điều trị

Thể chửa ngoài tử cung chưa vỡ:

Là giai đoạn sớm của chửa ngoài tử cung, vòi trứng bị khối thai làm căng phồng nhưng chưa vỡ.

  • Triệu chứng lâm sàng:

    • Chậm kinh hoặc rối loạn kinh, đau bụng lâm râm, ra máu âm đạo.

    • Tử cung mềm, nhỏ hơn so với tuổi thai, cạnh tử cung có một khối mật độ mềm di động biệt lập với tử cung, ấn đau.

  • Cận lâm sàng:

    • Thử nước tiểu hCG (+).

    • Siêu âm ổ bụng: thấy không có thai trong tử cung và khối thai nằm ngoài tử cung.

    • Soi ổ bụng là biện pháp tốt nhất để chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung chưa vỡ.

Chửa ngoài tử cung vỡ ngập lụt ổ bụng:

Thường diễn ra đột ngột và rầm rộ, hay gặp ở vị trí đoạn kẽ và đoạn eo, khi vỡ gây ngập lụt ổ bụng.

  • Triệu chứng lâm sàng:

    • Chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.

    • Đau bụng vùng hạ vị đột ngột dữ dội làm bệnh nhân choáng hoặc ngất, đau lan xuống âm đạo và tầng sinh môn.

    • Ra máu âm đạo số lượng ít.

    • Toàn thân da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, vẻ mặt hoảng hốt, tay chân lạnh, nhịp thở nhanh nông, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ.

    • Khám bụng trướng, gõ đục vùng thấp có phản ứng phúc mạc nhất là vùng hạ vị, dấu hiệu Schotkin -Blumberg (+)

    • Thăm âm đạo có huyết ra theo tay, cùng đồ Douglas phồng, chạm vào đau chói.

    • Tử cung nhỏ, di động dễ.

  • Cận lâm sàng:

    • Xét nghiệm máu: hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm.

    • Xét nghiệm nước tiểu hCG (+).

    • Siêu âm không thấy túi ối trong tử cung, cùng đồ và ổ bụng nhiều dịch.

    • Chọc cùng đồ Douglas có máu loãng không đông.

    • Cần chẩn đoán phân biệt: vỡ tạng đặc chảy máu trong.

    • Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, nhất là trong giai đoạn sau sinh và cho con bú.

    • Sử dụng các biện pháp phòng tránh thai hiện nay.

    • Hạn chế nạo phá thai.

    • Nên đi khám thai sớm: 

      •  Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có thai (thử que nước tiểu hoặc có các dấu hiệu ốm nghén). 

      •  Khi bị đau bụng hay ra máu bất thường vào giai đoạn sớm của thai kì.

      •  Nếu có thai ở những người đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó.                              

    • Khi phát hiện hay nghi ngờ có thai ngoài tử cung, người phụ nữ nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán rõ ràng và điều trị kịp thời. Phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong do thai ngoài tử cung, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng, duy trì khả năng có thai lại bình thường.

    • Khi có viêm nhiễm sinh dục, nên đi khám bệnh để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính gây tắc vòi trứng, nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.

    • Cuối cùng, người phụ nữ mang thai khi đi khám bệnh dù bất kì bệnh lý gì cũng nên thông báo cho bác sĩ và nhân viên y tế về tình trạng có thai của mình, tránh việc chẩn đoán nhầm và dùng thuốc không thích hợp.