Tên gọi khác: Nghẹn, Mắc kẹt cổ họng thực quản
Triệu chứng
Khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc nước uống. Bị đau khi nuốt thức ăn. Nôn ọe. Mắc nghẹn hoặc ho khi nuốt. Thức ăn bị trào ngược lên hầu, miệng hoặc mũi sau khi vừa nuốt vào. Bị đau ngực hay cảm thấy nặng ngực hoặc bị chứng ợ nóng. Sụt cân do không cung cấp đủ dinh dưỡng
Chẩn đoán
Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng.
Xét nghiệm máu và chụp chiếu sẽ được thực hiện để xác định nguyên nhân của hiện tượng này.
Nội soi tiêu hóa (EGD) có thể được chỉ định để kiểm tra thực quản.
Nuốt bari (X-quang của hầu và thực quản), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X-quang.
Điều trị
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng khó nuốt.
Nguyên nhân
Nuốt khó khăn còn được gọi là chứng khó nuốt. Đây thường là một dấu hiệu của vấn đề về hầu họng hoặc thực quản (ống cơ dẫn thức ăn và dịch từ sau miệng xuống dạ dày).
Mặc dù chứng khó nuốt có thể xuất hiện ở bất cứ người nào, song chứng bệnh này thường thấy nhất ở những người lớn tuổi, trẻ sinh non, người có vấn đề về não bộ hoặc hệ thần kinh.
Có rất nhiều vấn đề khác nhau làm cho hầu họng hoặc thực quản không làm tốt nhiệm vụ. Một vài vấn đề trong số đó không mấy quan trọng, trong khi một số trường hợp khác lại rất nghiêm trọng. Nếu chỉ bị khó nuốt 1 hoặc 2 lần, thì đây không phải là vấn đề bệnh lý. Nhưng nếu có vấn đề về việc nuốt thường xuyên, thì có thể bạn có một vấn đề nghiêm trọng hơn cần phải điều trị.
Phòng ngừa
Bình thường, khi các cơ ở hầu hoặc thực quản co thắt để tống thức ăn và dịch từ miệng xuống thực quản mà không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng thỉnh thoảng, thức ăn và dịch cũng có một số vấn đề khi xuống dạ dày. Có hai loại vấn đề có thể làm thức ăn hoặc dịch khó đi xuống thực quản:
- Các cơ và thần kinh giúp đẩy thức ăn qua hầu và thực quản không làm việc tốt. Điều này có thể xảy ra nếu bạn bị:
- Đột quỵ hoặc não hay tủy sống bị tổn thương.
- Các vấn đề chưa xác định về hệ thần kinh như là chứng co thắt thực quản, đa xơ hóa, chứng loạn dưỡng cơ, hoặc là bệnh Parkinson.
- Vấn đề về hệ miễn dịch gây ra sưng (hoặc là viêm) và suy yếu như là viêm đa cơ hoặc viêm da cơ.
- Co thắt thực quản. Điều này có nghĩa là các cơ thực quản đột ngột co thắt lại. Đôi khi việc co thắt này làm thức ăn không xuống được dạ dày.
- Xơ cứng bì. Trong trường hợp này, các mô của thực quản trở nên cứng và hẹp lại. Xơ cứng bì còn có thể làm cho cơ ở đoạn thực quản dưới bị yếu đi, điều này có thể khiến thức ăn và acid dạ dày trào ngược lên hầu và miệng.
- Đôi khi bị nghẹt ở hầu hoặc thực quản. Điều này có thể xảy ra nếu như bạn bị:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Khi acid dạ dày đi ngược lên thực quản, nó có thể gây ra loét ở thực quản, từ đó có thể gây ra các u sùi. Các u sùi này có thể làm cho thực quản bị hẹp hơn. Những người bị bệnh GERD một thời gian dài có thể tiến triển thành thực quản Barrett.
- Viêm thực quản. Là hiện tượng viêm của thực quản. Nó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như GERD hoặc bị nhiễm trùng hay là viên thuốc kẹt lại trong thực quản. Viêm thực quản cũng có thể là do phản ứng dị ứng với thức ăn hoặc các dị nguyên trong không khí.
- Lưới thực quản. Hiện tượng này xuất hiện khi có một mảnh mô nhỏ nhô ra từ thành của thực quản. Một số người khi sinh ra đã có lưới thực quản, trong khi một số khác từ từ mới có lưới thực quản.
- Túi thừa. Có sự xuất hiện các túi nhỏ ở thành thực quản hoặc thành hầu. Một số người khi sinh ra đã có các tùi thừa này, trong khi một số khác thì các túi thừa phát triển dần theo thời gian.
- Các u thực quản. Những u phát triển trong thực quản có thể là ung thư hoặc không phải ung thư.
- Một số loại thức ăn hoặc vật lạ kẹt lại trong hầu họng hoặc thực quản. Ở những người lớn tuổi dùng răng giả có thể gặp một số vấn đề không nhai được tốt trước khi nuốt. Ở trẻ em, đôi khi có thể nuốt các vật nhỏ làm kẹt lại ở thực quản.
- Các khối bên ngoài thực quản, như là hạch bạch huyết, u, hoặc các mỏm xương đốt sống ép vào thực quản.
Đôi khi các bác sĩ không tìm được nguyên nhân gây ra chứng khó nuốt, dù cho nó có thể có nhiều nguyên nhân.
Ở một số người, chứng khó nuốt chỉ là do sự lão hóa. Khi người ta già đi, thì tất cả các cơ của họ có thể yếu đi, bao gồm cả thực quản.
Điều trị
Ðể phòng tránh chứng khó nuốt, mọi người cần thực hiện các biện pháp sau đây:
Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào.
Tránh hoặc hạn chế ăn mặn, tránh ăn nhiều đường.
Không hay hạn chế uống rượu bia; ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn; hạn chế uống cà phê, nước chè đặc.
Tránh căng thẳng về thể chất và tinh thần.
Ðiều trị tích cực các bệnh tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, dị tật não.
Tránh các nguy cơ gây dị vật đường tiêu hóa như: trông nom trẻ cẩn thận, không cho trẻ ngậm, mút các đồ chơi.
Người lớn có răng lung lay, răng giả phải thận trọng khi ăn uống để phòng ngừa răng rơi ra, lọt vào họng. Không ăn uống nhanh, nuốt vội... Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày nối vị tràng, người có bệnh hẹp môn vị cần tránh thức ăn chua, cay dễ kích ứng gây trào ngược dạ dày thực quản. Khi bị mắc dị vật, phải đến ngay các cơ sở y tế có trang bị máy nội soi để nhanh chóng chẩn đoán và lấy dị vật qua nội soi. Cha mẹ cần chuẩn bị kỹ thức ăn cho trẻ nhỏ như lấy hết xương cá, xương lợn ra khỏi món ăn; tập cho trẻ lớn thói quen ăn chậm, nhai kỹ.
Ngoài ra, chúng ta cần ăn uống lành mạnh phòng bệnh ung thư vì khối u chèn ép thực quản gây khó nuốt như: ăn nhiều chất xơ và đạm thực vật; tăng cường ăn rau củ quả vì trong đó có các chất chống ôxy hóa như beta Caroten, Lycopen, các vitamin C, E có tác dụng chống lại các gốc tự do tấn công và phá hủy màng tế bào gây bệnh ung thư. Ăn uống điều độ, tránh thừa cân béo phì.