Co thắt tâm vị

Là một căn bệnh hiếm gặp của thực quản. Thực quản là ống nối miệng đến dạ dày. Co thắt tâm vị xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới không thể giãn nở để thức ăn đi vào dạ dày. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi. Không xác định rõ nguyên nhân của bệnh.

Tên gọi khác: Co thắt thực quản, Giãn thực quản không căn nguyên, Giãn thực quản bẩm sinh, Co thắt hoành tâm vị

Triệu chứng

Đau ngực, nôn, khó nuốt, đau khi nuốt, nghẹn, sụt cân.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Đánh giá cơ nuốt, đo áp lực thực quản, nội soi thực quản, thử nghiệm uống Bari.

Điều trị

Các thuốc như nitrat và thuốc chẹn kênh canxi có thể được sử dụng. Phương pháp điều trị khác bao gồm: làm giãn nở của thực quản, tiêm Botox cơ vòng, phẫu thuật cơ vòng.

Co thắt tâm vị - Ảnh minh họa 1
Co thắt tâm vị - Ảnh minh họa 2
Co thắt tâm vị - Ảnh minh họa 3
Co thắt tâm vị - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Bệnh lý này đặc trưng bởi quá trình giãn cơ không đầy đủ của cơ thắt thực quản dưới và mất nhu động thực quản. Điểm nổi bật của co thắt tâm vị là sự mất các neuron thần kinh ức chế NO và các neuron VIP trong đám rối tạng thực quản.

Co thắt tâm vị giai đoạn sớm, có hiện tượng viêm ở đám rối tạng với sự thâm nhập viêm của các tế bào lympho T mà không có hiện tượng mất các tế bào hạch.

Ở giai đoạn muộn hơn, quá trình viêm sẽ dẫn đến hiện tượng mất tế bào hạch và xơ hóa neuron. Trong một tình huống đặc biệt nào đó, các neuron ức chế hậu hạch NO và VIP mất đi trong khi các neuron kích thích được bảo tồn, điều này sẽ dẫn đến hiện tượng tăng quá trình co thắt cơ và giảm quá trình giãn cơ của cơ thắt thực quản dưới.

Tần suất mắc co thắt tâm vị là 1-2/200.000, tỷ lệ mắc bệnh đều cả hai giới. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng lứa tuổi từ 30-50 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Phòng ngừa

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định.

Hiện nay, người ta chưa xác định được nguyên nhân thực sự của bệnh co thắt tâm vị, nhưng biết đến nhiều yếu tố liên quan đến bệnh:

  • Tuổi mắc bệnh từ 18-40

  • Nữ bị bệnh nhiều hơn nam

  • Người có dạng thần kinh không cân bằng, dễ xúc cảm, nhất là người cường hệ phó giao cảm

  • Người ăn nhiều gluxid, ít protit, thiếu vitamin nhóm B.

  • Người có thói quen ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh, mắc bệnh nhiễm khuẩn như: sốt phát ban, lao, giang mai

  • Nghiện rượu, thuốc lá, phơi nhiễm chất hoá học

  • Rối loạn nội tiết, viêm dính quanh thực quản, loét tâm vị, giảm trương lực hoặc giảm nhu động cơ thực quản...

  • Những dữ liệu ghi nhận được gợi ý các yếu tố như nhiễm trùng, tự miễn, di truyền có khả năng là nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị

  • Không nên ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

  • Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, bỏ uống rượu.

  • Điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn như: Lao, giang mai, mụn nhọt, áp-xe…

  • Cần có chế độ ăn uống phù hợp và luyện tập để có chế độ phòng ngừa cho phù hợp.