Triệu chứng
Viêm khớp gối thường xuất hiện với các cơn đau nhức âm ỉ ở đầu gối khi có các hoạt động co duỗi đầu gối liên tục, đặc biệt là khi có áp lực đè lên đầu gối thì cơn đau sẽ nặng hơn. Chẳng hạn như đi xuống cầu thang, chạy nhảy hoặc tập đứng tấn
Chẩn đoán
Để chẩn đoán hội chứng đau khớp đầu gối, bác sĩ có thể thực hiện khám lâm sàng bằng cách xác định vị trí tổn thương. Để có thể kết luận chính xác, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp:
- Chụp X-quang: phương pháp này có thể giúp bác sĩ nhìn rõ vị trí xương, nhưng khó để xác định các mô.
- Chụp CT: chụp CT có thể giúp bác sĩ xác định các mô và xương, tuy nhiên chụp CT có thể khiến bệnh nhân phơi nhiễm phóng xạ nhiều hơn X-quang.
- Chụp MRI (cộng hưởng từ).
Điều trị
Các phương pháp điều trị đầu tiên là nghỉ ngơi, luyện tập làm khỏe cơ tứ đầu đùi và chườm đá (đặc biệt là sau khi tập thể dục từ 10-20 phút). Nếu có thể thì đổi qua các động tác thể dục nhịp điệu không gây va chạm như bơi lội hoặc máy tập thể dục hình elíp. Các bài tập kéo căng cơ hông, cơ gân kheo, cơ bắp chân và dải chậu chày cũng có thể giúp ích.
Tổng quan
Hội chứng đau khớp đầu gối (viêm khớp gối) là bệnh gì?
Hội chứng đau khớp đầu gối, hay còn gọi là Viêm khớp gối, là đau bên dưới hoặc xung quanh xương bánh chè do những thay đổi ở khớp xương bánh chè – xương đùi.
Xương bánh chè là một đoạn xương nhỏ nẳm ở phần đầu gối, trước khớp gối. Nó có thể chuyển động lên và xuống, nghiêng và xoay. Vai trò của xương bánh chè là hỗ trợ cho giúp cho chân đi lại và đứng thẳng bằng cách làm giảm áp lực lên khớp xương đầu gối cũng như lớp sụn bao bọc hai đầu xương trong khớp này.
Một hoặc cả hai đầu gối đều có thể bị ảnh hưởng của Tình trạng viêm khớp gối. Các môn thể thao va chạm nhiều như bóng đá, bóng rổ, tennis và điền kinh có thể làm các vấn đề về đầu gối trầm trọng hơn. Chạy trên bề mặt không bằng phẳng hoặc chơi thể thao trên các bề mặt khác nhau cũng có thể dẫn đến tình trạng trên.
Cần phân biệt Hội chứng đau khớp đầu gối và Viêm gân xương bánh chè vì hai bệnh này có triệu chứng tương đối giống nhau.
Những ai thường mắc phải hội chứng đau khớp đầu gối (viêm khớp gối)?
Hội chứng đau khớp đầu gối có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở những vận động viên chơi các môn thể thao va chạm nhiều như bóng đá, bóng rổ, tennis. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng đau khớp đầu gối (viêm khớp gối) là gì?
Viêm khớp gối thường xuất hiện với các cơn đau nhức âm ỉ ở đầu gối khi có các hoạt động co duỗi đầu gối liên tục, đặc biệt là khi có áp lực đè lên đầu gối thì cơn đau sẽ nặng hơn. Chẳng hạn như đi xuống cầu thang, chạy nhảy hoặc tập đứng tấn. Khi giữ đầu gối co lại trong thời gian dài cũng sẽ gây đau ví dụ như khi ngồi xem phim hoặc đi tàu xe.
Đầu gối cảm thấy đau khi phải đi trên những bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng. Đầu gối có thể có cảm giác vướng khi cúi xuống. Cảm giác khó chịu hoặc kêu kẽo kẹt và đau đớn có thể xảy ra.
Hội chứng đau khớp gối và bệnh viêm gân xương bánh chè có các triệu chứng khá giống nhau. Tuy nhiên Viêm gân xương bánh chè thường không gây đau ở hai bên và trực tiếp trên đầu gối mà cơn đau thường xuất phát từ bên trong khớp. Trong khi hội chứng đau khớp gối sẽ gây đau toàn bộ vùng khớp.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn đang chữa trị, hãy báo với bác sĩ nếu cơn đau của bạn không thuyên giảm trong vài ngày. Bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với bạn hơn. Ngoài ra, hãy gọi cho bác sĩ nếu:
Có cơn đau dai dẳng;
Cơn đau ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày;
Có sưng và đỏ ở khớp.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra hội chứng đau khớp đầu gối (viêm khớp gối) là gì?
Hiện vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng đau khớp đầu gối, tuy nhiên các bác sĩ tin rằng nguyên nhân chính của hội chứng này là tác động lực không đều lên khớp gối, làm cho sụn và các mô cơ, dây chằng chịu áp lực dẫn tới đau và thoái hóa. Các tác động có thể gây ra do:
Sử dụng quá mức các cơ và khớp;
Chấn thương, bao gồm trật khớp hoặc gãy xương.
Một nguyên nhân khác có thể là do bẩm sinh, tức là có dị tật ở xương bánh chè hoặc ở khớp gối. Xương bánh chè dịch chuyển quá gần hoặc quá xa sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối khi người bệnh di chuyển. Khả năng kiểm soát cơ ở khớp gối yếu kém, các cơ hoạt động không đều, làm cho lực kéo tác động lên xương và khớp bị ảnh hưởng. Ngoài ra, cấu trúc hai đầu khớp xương bất bình thường cũng sẽ gây khó khăn trong việc đi lại và gây đau đầu gối.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đau khớp đầu gối (viêm khớp gối)?
Bệnh thường xuyên xảy ra nhất với vận động viên các môn thể dục cần vận động chân nhiều như chạy và nhày. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn:
Tham gia vào các môn thể thao có chạy hoặc nhảy;
Để cơ đùi và cơ gân kheo quá căng;
Có sự mất cân bằng giữa các cơ ở vùng đùi.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng đau khớp đầu gối (viêm khớp gối)?
Những thói quen sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng đau khớp đầu gối:
Dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ;
Ngừng các hoạt động gây ra các cơn đau hoặc hắt đầu lại các hoạt động này hết sức cẩn thận;
Tiếp tục các bài tập vật lý trị liệu làm khỏe đầu gối, cơ gân kheo và cơ bắp chân.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng đau khớp đầu gối (viêm khớp gối)?
Các phương pháp điều trị đầu tiên là nghỉ ngơi, luyện tập làm khỏe cơ tứ đầu đùi và chườm đá (đặc biệt là sau khi tập thể dục từ 10-20 phút). Nếu có thể thì đổi qua các động tác thể dục nhịp điệu không gây va chạm như bơi lội hoặc máy tập thể dục hình elíp. Các bài tập kéo căng cơ hông, cơ gân kheo, cơ bắp chân và dải chậu chày cũng có thể giúp ích.
Việc mang giày vừa vặn như giày chạy bộ thêm lớp đệm và miếng vòm hỗ trợ cũng quan trọng. Hầu hết người chạy bộ thay giày mỗi 300-500 dặm. Dụng cụ chỉnh hình, ống bọc đầu gối và nẹp dây cũng có thể có ích. Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng. Có thể mất đến 6 tuần để bình phục.
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) không kê toa như ibuprofen hoặc naproxen giúp giảm sưng và giảm đau. Các thuốc này có thể gây ra các vấn đề về dạ dày và nên được dùng sau bữa ăn. Bệnh nhân bị loét dạ dày hoặc vết loét chảy máu nên kiểm tra trước với bác sĩ trước khi dùng các thuốc này.
Bệnh này thường có thể được kiểm soát bằng liệu pháp vật lý trị liệu để làm khỏe cơ bốn đầu và kéo căng cơ gân kheo và cơ bắp chân.
Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng đau khớp đầu gối (viêm khớp gối)?
Để chẩn đoán hội chứng đau khớp đầu gối, bác sĩ có thể thực hiện khám lâm sàng bằng cách xác định vị trí tổn thương. Để có thể kết luận chính xác, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp:
Chụp X-quang: phương pháp này có thể giúp bác sĩ nhìn rõ vị trí xương, nhưng khó để xác định các mô.
Chụp CT: chụp CT có thể giúp bác sĩ xác định các mô và xương, tuy nhiên chụp CT có thể khiến bệnh nhân phơi nhiễm phóng xạ nhiều hơn X-quang.
Chụp MRI (cộng hưởng từ).