Triệu chứng
Triệu chứng Viêm gân là Đau dọc theo dây chằng, đau khi cử động, sưng đỏ khu vực phía trên gân khi viêm bao gân.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Thông thường không cần kiểm tra bổ sung.
Điều trị
Mục đích của điều trị Viêm gân là giảm đau và giảm viêm. Điều trị bao gồm: nghỉ ngơi, bất động phần bị viêm gân, thuốc kháng viêm không steroid/NSAIDs (ibuprofen/Motrin hoặc Advil
Tổng quan
Gân là phần dây chằng nối giữa 2 đầu xương hoặc nối giữa cơ với xương. Viêm gân là một bệnh lý của gân và là nguyên nhân gây đau hoặc sưng, nề, tấy, đỏ... Nguyên nhân gây viêm có thể là hoạt động hoặc duỗi gân quá mức, chấn thương, nhiễm trùng, mắc các bệnh viêm nhiễm. Các bộ phận thường xảy ra Viêm gân bao gồm vai, khuỷu tay, đầu gối, Mắt cá chân, cổ tay và bàn tay. Vỏ bọc của gân cũng có thể bị viêm (viêm bao gân).
Triệu chứng
Triệu chứng Viêm gân là Đau dọc theo dây chằng, đau khi cử động, sưng đỏ khu vực phía trên gân khi viêm bao gân.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Thông thường không cần kiểm tra bổ sung.
Có thể chụp cộng hưởng từ (MRI) và X-quang để xác định mức độ bệnh hoặc loại trừ các bệnh khác.
Điều trị
Mục đích của điều trị Viêm gân là giảm đau và giảm viêm. Điều trị bao gồm: nghỉ ngơi, Bất động phần bị viêm gân, thuốc kháng viêm không steroid/NSAIDs (ibuprofen/Motrin hoặc Advil, naproxen/Naprosyn hoặc Aleve), thuốc giảm đau như Acetaminophen (Tylenol), vật lý trị liệu, tiêm Steroid. Phẫu thuật nếu cần thiết (hiếm gặp). Dùng kháng sinh nếu bệnh do nhiễm trùng.
Nguyên nhân
Gân là phần dây chằng nối giữa 2 đầu xương hoặc nối giữa cơ với xương. Vì vậy có nhiều tên gọi khác nhau liên quan tới vị trí có gân: gân khớp bàn tay, gân khớp đùi...
Viêm gân là một bệnh lý của gân và là nguyên nhân gây đau hoặc sưng, nề, tấy, đỏ...
Viêm gân không loại trừ bất cứ vị trí nào và có thể bị viêm một gân hoặc nhiều gân nhưng hay xảy ra trên những gân bao quanh các khớp xương/cơ phải vận động nhiều như bánh chè (viêm gân bánh chè); gân cơ tứ đầu đùi (viêm gân cơ tứ đầu); ...
Phòng ngừa
Viêm gân có thể do nhiều lý do nhưng hoạt động thể thao là nguyên nhân chính.
Thường xuyên phải luyện tập các bài tập nặng, gân phải hoạt động liên tục, lặp đi lặp lại của một động tác, đó là yếu tố khởi động quá trình viêm gân. Sự co gân mạnh có thể sau những động tác đột ngột như một cú sút bóng, bay bắt bóng... Hay hoạt động cố gắng quá trong thi đấu: Dừng lại đột ngột, hay những cú nhảy,...
Đôi khi là do chấn thương trực tiếp, đặc biệt là ở gân bánh chè, ở bàn chân, đầu gối, ...
Rất hiếm gặp các bệnh lý do trượt của gân trên tổ chức khác: Như cân đùi trượt ở trên bề mặt lồi và đầu dưới xương đùi.
Điều trị
Để phòng bệnh viêm gân, bạn cần thực hiện theo các gợi ý:
Tránh hoạt động quá mức. Tránh các hoạt động gây căng thẳng quá mức đến dây chằng, đặc biệt là trong thời gian dài. Nếu thấy đau khi hoạt động, dừng hoạt động cụ thể, tập thể dục và nghỉ ngơi.
Thay đổi thói quen: Nếu tập thể dục hoặc hoạt động gây đau, đặc biệt liên tục, hãy thử cách khác để thay đổi tác động do tập thể dục hoặc những tác động có hại này bằng những tác động hợp lý hơn, phù hợp với bản thân mỗi người.
Cải thiện kỹ thuật. Nếu kỹ thuật trong một hoạt động hay tập thể dục là sai lầm, có thể gây các vấn đề với dây chằng. Nên tập hoặc nhận các hướng dẫn chuyên nghiệp khi bắt đầu một môn thể thao mới hoặc sử dụng thiết bị tập thể dục.
Căng giãn trước khi tập. Trước khi tập thể dục, căng ra để tăng tối đa phạm vi của chuyển động khớp xương. Điều này có thể giúp giảm thiểu chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại trên mô chặt.
Sử dụng nơi làm việc thích hợp. Nơi làm việc phải được đánh giá đúng công năng. Phụ kiện làm việc là điều cần thiết để đảm bảo không có dây chằng bị ép hoặc quá tải liên tục.
Chuẩn bị cơ bắp. Tăng cường cơ bắp trong hoạt động thể thao có thể giúp chúng tốt hơn và chịu được áp lực tải trọng.