1. Nguyên nhân gây Viêm dạ dày ở phụ nữ có thai
Có nhiều nguyên nhân gây Viêm dạ dày ở phụ nữ có thai như:
- Khi thai Nhi phát triển lớn hơn, tử cung của thai phụ sẽ thay đổi, vị trí của tử cung sẽ cao hơn gây chèn ép dạ dày, thức ăn xuống dạ dày bị ứ đọng lại gây ra hiện tượng khó tiêu ảnh hưởng đến niêm mạc da dày.
- Trong 3 tháng đầu tình trạng nôn diễn ra thường xuyên sẽ khiến dạ dày bị ảnh hưởng.
- Stress, lo lắng, thức khuya cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày ở phụ nữ có thai.
Tình trạng nghén gây đau dạ dày
2. Điều trị bệnh dạ dày ở phụ nữ mang thai
2.1 Đặc điểm của phụ nữ mang thai
- Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn hết sức quan trọng, nếu không cẩn trọng có thể sẽ có những dấu hiệu dọa sảy thai. Bởi đây là giai đoạn hình thành các cơ quan (tim, Thần kinh trung ương, tay, chân...). Việc sử dụng thuốc cần có sự đồng ý của bác sĩ, nếu không trong thời kỳ này dễ gây ra dị tật.
- Ba tháng giữa thai kỳ, trong giai đoạn này thai ít nhạy cảm với thuốc, tuy nhiên bạn không nên chủ quan, vẫn cần có sự đồng ý của bác sĩ mới được sử dụng thuốc.
- Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn các bộ phận của thai hầu như đã hình thành đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện. Nếu thai phụ dùng thuốc trong giai đoạn này cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi.
2.2 Một số nguyên tắc khi dùng thuốc cho người có thai
- Người có thai tốt nhất là không dùng thuốc khi không cần thiết.
- Khi vì điều kiện bắt buộc phải dùng thuốc kể cả với thuốc không nằm trong danh mục thuốc phải kê đơn cũng cần có chỉ định, theo dõi của thầy thuốc, không nên tự ý dùng. Bởi tính an toàn này là tương đối và chỉ có được khi dùng đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Không nên dùng thuốc liều cao.
Cụ thể:
- Không được sử dụng thuốc giảm đau.
- Không dùng thuốc chống nôn domperidon. Mặc dù, thuốc không gây dị dạng thai nhưng khả năng cao sẽ gây hiện tượng nhịp tâm thất nhanh ảnh hưởng đến tính mạng thai phụ. Vì lý do an toàn thận trọng, thai phụ không nên dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn sau của thai kỳ cũng chỉ sử dụng khi và thật sự cần thiết.
- Thuốc thuộc nhóm chống acid không gây tăng tiết acid trở lại có tác dụng bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày (aluminium). Các tính chất này làm giảm cơn đau dạ dày, không gây dị tật thai nhi. Do vậy, nếu thật sự cần thiết có thể sử dụng thuốc nhóm này cho thai phụ.
- Không nên tự ý sử dụng thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI), chỉ sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ.
- Tốt nhất, phụ nữ Mang thai nên sử dụng một số loại thảo Dược từ thiên nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giảm tiết dịch acid trong dạ dày, giúp giảm cơn đau và làm lành các vết loét ở thành niêm mạc dạ dày.
Tuyệt đối mẹ bầu không được sử dụng thuốc giảm đau
3. Phòng ngừa viêm Loét dạ dày khi mang thai
- Tránh một số thực phẩm nhất định. Nếu bạn bị Loét dạ dày trong thời gian mang thai, hãy tránh những món ăn làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như: Thực phẩm giàu chất béo, chocolate, nước ép trái cây họ cam quýt, caffeine, bạc hà.
- Tránh sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAIDs.
- Tránh uống rượu vì nó ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Đặc biệt, trong trường hợp bạn bị viêm loét dạ dày thì việc bỏ uống rượu là một điều cực kỳ cần thiết, vì trong rượu có cồn khiến hệ tiêu hóa chuyển biến xấu.
- Khói thuốc lá gây hại cho phổi và thai nhi đang phát triển. Nếu trong gia đình bạn có người sử dụng thuốc là, nên khuyên người thân bỏ thuốc lá ngay nếu để ảnh hưởng đến thai Nhi trong bụng cũng như bảo vệ sức khỏe cho thai phụ và gia đình bạn.
Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn