Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Cơ thể Thừa sắt có nguy hiểm không?

11/11/2020
Cơ thể Thừa sắt có nguy hiểm không?

Thừa sắt là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng của cơ thể vì gây ra những tổn thương ở đường tiêu hóa, gan, gia tăng hàm lượng sắt cục bộ và tăng sinh gốc tự do. Vì vậy cách chữa thừa sắt cần thực hiện là loại bỏ sắt hoặc thải sắt trong máu để tránh những nguy hiểm

1. Thừa sắt là bệnh gì?

Thừa sắt hay còn gọi là quá tải sắt là hiện tượng lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cần thiết. Ruột của cơ thể bị mất khả năng điều hòa hàm lượng sắt không cần thiết và sắt cũng đồng thời bị tích tụ ở gan gây ra nhiễm sắt, cuối cùng là tổn thương đến những cơ quan khác.

Bệnh thừa sắt được phân làm hai loại:

  • Thừa sắt nguyên phát: do di truyền từ gia đình
  • Thừa sắt thứ phát: do các bệnh lý khác gây nên như thiếu máu, bệnh gan hoặc do được truyền máu nhiều.

2. Nguyên nhân gây Ngộ độc sắt

Quá liều sắt: Khi cơ thể uống quá nhiều sắt, lớn hơn lượng cần thiết sẽ gây ra ngộ độc sắt cấp tính. Trong thực tế trường hợp quá liều sắt có thể xảy ra đối với trẻ em do uống nhầm viên bổ sung sắt và đa sinh tố của người lớn.

Quá tải sắt: Đây là loại nhiễm độc sắt mãn tính với nguyên nhân là do di truyền được một số lượng lớn đơn vị máu. Bị bệnh viêm gan C mãn tính hoặc có thể là nghiện rượu.

3. Triệu chứng bệnh thừa sắt

Triệu chứng sớm của bệnh thừa sắt:

  • Mệt mỏi, yếu người.
  • Đau bụng
  • Da đậm màu hoặc có màu đồng.
  • Suy Nhược cơ thể, giảm cân.
  • Đau khớp

Cơ thể Thừa sắt có nguy hiểm không? - ảnh 1

Triệu chứng muộn của bệnh thừa sắt:

  • Mất ham muốn tình dục
  • Bệnh tiểu đường
  • Suy tim

Triệu chứng bệnh thừa sắt thường ít xuất hiện cho đến khi lớn lên, nhất là trong độ tuổi 50-60 ở nam giới và sau 60 ở nữ giới.

4. Thừa sắt quá cao có nguy hiểm không?

Nếu thừa sắt quá cao mà không kịp thời khắc phục thì có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm sau:

  • Nguy cơ ung thư gan: Gan thường lưu trữ chất sắt dư thừa trong cơ thể, khi sắt quá nhiều sẽ tạo áp lực lớn, có thể dẫn đến ung thư hoặc xơ gan.
  • Bệnh tim mạch: Chất sắt dư thừa cản trở quá trình dẫn điện của tim dẫn đến suy tim hoặc loạn nhịp tim; gây trở ngại cho việc bơm máu, gián đoạn sự lưu thông máu. Sưng chân và khó thở là những triệu chứng của suy tim.
  • Thay đổi da: Làn da trở nên hơi xám và bạc màu.
  • Tiểu đường: 75% những người bị tình trạng này mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là lượng chất sắt dư thừa tích tụ trong tuyến tụy và gây rối tiến trình sản xuất insulin, khiến lượng đường trong máu tăng.
  • Viêm khớp: Chất sắt dư thừa tích tụ trong các khớp xương có thể dẫn đến tổn hại các mô, dẫn tới viêm khớp.
  • Tổn hại buồng trứng: Nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng lượng chất sắt dư thừa trong máu của phụ nữ có thể làm hỏng buồng trứng. Ở một số phụ nữ, những biểu hiện của buồng trứng có vấn đề là chu kỳ kinh nguyệt không đều và không rụng trứng. Ở thiếu nữ, tuổi dậy thì cũng có thể bị trì hoãn vì lý do tương tự.
  • Kích thích vi khuẩn sinh sôi: Đây là lý do phổ biến nhất khiến nhiều người phải đối mặt với bệnh Truyền nhiễm mãn tính.
  • Các bệnh hệ thần kinh: Bệnh Parkinson (bệnh liệt rung), ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), bệnh Alzheimer; mệt mỏi, căng thẳng, giận dữ, sợ hãi và có các hành vi bất thường như hành vi chống xã hội hoặc bạo lực,… là kết quả của lượng chất sắt dư thừa trong máu gây ra.

5. Thực phẩm dành cho người thừa sắt trong máu

Thực phẩm nên tránh vì chứa nhiều chất sắt:

Sắt có nhiều trong các loại ngũ cốc, đậu đỗ, rau cải, rau bina, cải xoăn, hạt vừng, hướng dương; lòng đỏ trứng, sò, trai, cá béo, gan động vật, hạt bí xanh bí đỏ; đậu phụ, sô-cô-la đen và bột ca cao. Đặc biệt, thịt màu đỏ chứa rất nhiều sắt như thịt bò và cừu (phần thân) làm tăng cao nồng độ sắt tự do có hại. Người bị quá tải sắt không nên dùng sắt hoặc vitamin C bổ sung trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày.

Thực phẩm được khuyến khích

Nên ăn càng nhiều rau, trái cây càng tốt vì có nhiều chất xơ làm giảm hấp thu sắt tương đối hiệu quả. Dùng các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu để nhanh đào thải sắt ra ngoài. Ví dụ như rau cải, bí, bầu, rau sam, uống nước chè xanh, rau má, nước râu ngô.

Những bệnh nhân có tổn thương gan không nên dùng đồ uống có cồn vì chúng có thể gây hại cho gan. Chúng ta cũng nên kết hợp với những nhóm thực phẩm cản trở sự hấp thu sắt vào cơ thể như: thực phẩm giàu canxi (sữa, sữa chua, phô mai…), nhóm thực phẩm giàu phốt-pho và trà, các loại thực phẩm chứa oxalat.

Chủ đề: thừa sắt