Triệu chứng
Khó thở; Ho là những dấu hiệu đầu tiên; Mệt mỏi; Lồng ngực hình thùng
Chẩn đoán
Các xét nghiệm chẩn đoán khác bao gồm:
Các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) và X-quang phổi (X-quang khí phế thũng);
Xét nghiệm máu để kiểm tra hoạt động của dòng máu trong phổi;
Điều trị
Các loại thuốc như thuốc giãn phế quản, steroid, kháng sinh có thể được bác sĩ kê toa để giảm ho, giảm thở nhanh và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn;
Tổng quan
Khí phế thũng là bệnh gì?
Khí phế thũng là bệnh ở phổi gây ra khó thở. Đây là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Khí phế thũng chủ yếu là do hút thuốc lá.
Ở những người bị khí phế thũng, các túi phổi bị tổn thương. Theo thời gian, các bức tường bên trong các túi bị suy yếu và vỡ – tạo ra không gian lớn thay vì nhiều không gian nhỏ. Điều này làm giảm diện tích bề mặt của phổi, hay nói cách khác lượng oxy sẽ đi vào máu.
Khi bạn thở ra, phế nang bị tổn thương không hoạt động bình thường và không khí bên trong bị mắc kẹt không thể ra ngoài và không khí giàu oxy từ bên ngoài không thể vào trong.
Hầu hết những người bị khí phế thũng cũng bị viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản mạn tính là viêm các ống dẫn khí đến phổi (ống phế quản), dẫn đến Ho dai dẳng.
Khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính là hai điều kiện tạo nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh COPD. Điều trị có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh, nhưng nó không thể phụ hồi đươc các tổn thương.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng khí phế thũng là gì?
Các dấu hiệu khí phế thũng thường gặp là:
Khó thở;
Ho là những dấu hiệu đầu tiên;
Mệt mỏi;
Lồng ngực hình thùng;
Da xanh (móng tay và ngón tay cũng xanh);
Suy giảm hệ miễn dịch khiến bạn có nguy cơ viêm phổi cao hơn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh khí phế thũng là gì?
Nguyên nhân chính gây khí phế thũng là do tiếp xúc lâu dài với các chất gây kích ứng trong không khí, như:
Khói thuốc lá
Khói cần sa
Ô nhiễm không khí
Bụi và khói hóa chất
Trong những trường hợp hiếm, khí thũng là do thiếu hụt di truyền của một protein bảo vệ cấu trúc đàn hồi trong phổi, được gọi là bệnh thiếu khí alpha-1-antitrypsin.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có thể mắc bệnh khí phế thũng?
Khí phế thũng thường ảnh hưởng ở những người hay hút thuốc lá. Bệnh có thể ảnh hưởng bất kì ai trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh khí phế thũng?
Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc khí phế thũng như:
Hút thuốc lá: đây là nguyên nhân chính gây ra khí phế thũng. Càng hút nhiều và lâu thì nguy cơ mắc khí phế thũng càng cao;
Người lớn tuổi: nhiều người ở độ tuổi trên 40 sẽ dễ bị tổn thương phổi, gây ra khí phế thũng;
Tiếp xúc với khói công nghiệp, hóa học hoặc bụi cũng làm bạn có nguy cơ bị khí phế thũng.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh khí phế thũng?
Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với khí phế thũng:
Tránh hút thuốc lá. Điều này không chỉ để bảo vệ bạn khỏi bị khí phế thũng mà còn giúp cải thiện sức khoẻ tổng thể;
Tránh các chất ô nhiễm môi trường như khói nhà máy hóa chất;
Tập thể dục mỗi ngày và giữ chế độ ăn uống cân bằng để cải thiện sức khoẻ và chức năng của phổi;
Ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ và mặc quần áo bảo hộ khi bạn phải trực tiếp tiếp xúc với người bị cúm hoặc cảm lạnh.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh khí phế thũng?
Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và bạn cần cho bác sĩ biết liệu mình có hút thuốc lá hay đang sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm hay không.
Các xét nghiệm chẩn đoán khác bao gồm:
Các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) và X-quang phổi (X-quang khí phế thũng);
Xét nghiệm máu để kiểm tra hoạt động của dòng máu trong phổi;
Nồng độ oxy mao mạch để đo lượng oxy trong máu;
Các xét nghiệm chức năng phổi được gọi là hô hấp ký, sử dụng thiết bị có tên là hô hấp kế để đo không khí hít vào và thở ra;
Xét nghiệm khí máu động mạch để đo lượng máu và cacbon dioxide trong máu;
Điện tâm đồ (ECG) để kiểm tra có bất kỳ vấn đề về tim nào không.
Những phương pháp nào dùng để điều trị khí phế thũng?
Không có phương pháp chữa khỏi khí phế thũng. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị sau đây có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng làm xấu đi tình trạng của bạn:
Nếu bạn là người hút thuốc lá, bạn cần ngừng hút thuốc ngay lập tức;
Các loại thuốc như thuốc giãn phế quản, steroid, kháng sinh có thể được bác sĩ kê toa để giảm ho, giảm thở nhanh và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn;
Các liệu pháp như phục hồi phổi, trị liệu dinh dưỡng hoặc bổ sung oxy sẽ giúp cải thiện các vấn đề về hô hấp;
Phẫu thuật giảm thể tích phổi là một thủ thuật mà bác sĩ sẽ cắt bỏ các mô bị tổn thương trong phổi để giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn và giảm khó thở;
Bạn có thể được chỉ định chủng ngừa cúm và phế cầu để phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp