Triệu chứng
Ngứa trong và xung quanh hậu môn.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Điều trị
Điều trị ngứa hậu môn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa
Tổng quan
Ngứa hậu môn là loại bệnh thông thường ảnh hưởng lên đến 5% dân số. Các triệu chứng Ngứa xung quanh vùng hậu môn rõ rệt hơn vào ban đêm hoặc sau khi đi đại tiện. Nguyên nhân gây bệnh là do lớp da xung quanh hậu môn bị kích thích, cọ sát không ngừng, do mặc quần áo quá chật, mặc quần áo bằng nylon và loại ký sinh trùng gọi là Pinworms.
Triệu chứng
Ngứa trong và xung quanh hậu môn.
Cảm giác nóng rát hậu môn.
Chảy máu nhẹ ở hậu môn.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Để xác định bệnh nhân có bị mắc bệnh trĩ hay không bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp soi hậu môn. Nếu nghi ngờ chứng Ngứa hậu môn là do giun kim, các Xét nghiệm dưới kính hiển vi sẽ được thực hiện.
Điều trị
Điều trị ngứa hậu môn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa. Các biện pháp bao gồm tự chăm sóc, thay đổi chế độ ăn uống hoặc điều trị các bệnh nhiễm trùng…v.v.
Nguyên nhân
Ngứa hậu môn là loại bệnh thông thường nhưng gây phiền phức trong sinh hoạt, khiến người bệnh bức bối, khó chịu…v.v.
Nguyên nhân gây bệnh do lớp da xung quanh hậu môn bị kích thích, cọ sát không ngừng, do mặc quần áo quá chật, mặc quần áo bằng nylon, do lây truyền từ các bệnh giang mai hoặc ảnh hưởng từ các bệnh tiểu đường, viêm gan, béo phì, ung thư hậu môn…v.v.
Phòng ngừa
Hầu hết các trường hợp ngứa hậu môn do một số vấn đề vô hại. Tuy nhiên, có những trường hợp, ngứa hậu môn là dấu hiệu của các bệnh lý khác.
Những nguyên nhân thường gặp:
Ngứa do lớp da xung quanh hậu môn bị kích thích, cọ xát không ngừng.
Ngứa hậu môn do giun kim.
Ngứa hậu môn do mặc tã lâu (gặp ở các bé sơ sinh) hoặc người lớn mặc quần lót bằng nylon nên hậu môn bị ẩm ướt và bị nấm (Candida Albicans).
Ngứa hậu môn do chấy.
Ngứa hậu môn do lây truyền bởi các bệnh truyền nhiễm như lậu, giang mai…v.v.
Do quá nhạy cảm với thức ăn và một số chất hoá học khác nhau như các loại nước hoa, chất phẩm màu trong giấy vệ sinh, các loại xà phòng, kem thoa…v.v.
Ngứa hậu môn do táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên.
Ngứa hậu môn do da xung quanh hậu môn không được vệ sinh thường xuyên hoặc lau rửa quá kỹ lưỡng.
Ngứa do ảnh hưởng từ các loại thuốc nhét hậu môn, thuốc trụ sinh, nhất là thuốc Tetraciline, nếu dùng thường xuyên cũng có thể làm ngứa hậu môn.
Ngoài ra, ngứa hậu môn do ảnh hưởng từ các bệnh tiểu đường, viêm gan, béo phì, ung thư hậu môn…v.v.
Điều trị
Không lau quá nhiều hoặc quá lâu sau mỗi lần đại tiện.
Tránh dùng quá nhiều xà phòng để rửa.
Giữ hậu môn khô, không để ẩm ướt.
Sử dụng giấy vệ sinh ít chất màu để lau hoặc dùng khăn ướt (tuy nhiên không dùng thường xuyên) vì khăn ướt cũng dễ gây dị ứng dẫn đến ngứa.
Không kỳ cọ quá mạnh tay, tuyệt đối không gãi khi ngứa hậu môn (vì gãi khiến hậu môn bị trầy xước, bệnh càng nặng hơn).
Không mặc quần áo quá chật, tránh mặc quần lót bằng chất nylon.
Tránh dùng các loại phấn, nước hoa dễ gây kích ứng da.
Tránh các thức ăn nhiều dầu, mỡ, các loại thực phẩm có nhiều gia vị, chất cay, chua...v.v.