Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Bệnh trĩ: Khi nào cần phẫu thuật?

28/06/2021
Bệnh trĩ: Khi nào cần phẫu thuật?

Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến, hầu hết các trường hợp điều trị bệnh đều khá muộn do tâm lý e ngại, chủ quan của người bệnh. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ hàng đầu, hiệu quả lâu dài. Vậy khi nào thì người bệnh cần phẫu thuật điều trị trĩ?

1. Nên chữa bệnh trĩ càng sớm càng tốt

Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hoặc nhiều tĩnh mạch của hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai, từ đó gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.

Về nguyên tắc, bệnh trĩ được coi chữa khỏi hẳn khi bệnh nhân không còn triệu chứng bệnh như chảy máu, đau, rát, Ngứa hậu môn. Điều quan trọng trong điều trị bệnh trĩ là phải triệt tiêu được búi trĩ.

Như đã nói ở trên, mức độ nặng của bệnh trĩ phụ thuộc vào mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ. Do đó, bệnh trĩ càng chữa trị sớm thì càng nhanh khỏi, việc điều trị càng đơn giản, giảm đau đớn, giảm biến chứng và giảm chi phí điều trị. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân trĩ chỉ đến khám và điều trị bệnh khi triệu chứng bệnh nặng, không thể chịu thêm được nữa, chủ yếu do Tâm lý chủ quan, e ngại.

2. Khi nào cần phẫu thuật trĩ? Bệnh trĩ: Khi nào cần phẫu thuật? - ảnh 1

Phẫu thuật cắt búi trĩ được khuyến cáo dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 trở lên, có búi trĩ to, đau đớn nhiều

Bệnh nhân trĩ nội độ 2 trở xuống, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp thường không nhất thiết phải phẫu thuật mà có thể uống thuốc điều trị, thảo Dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị.

Phẫu thuật cắt búi trĩ được khuyến cáo dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 trở lên, có búi trĩ to, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây ra chảy máu và đau đớn nhiều.

Phẫu thuật hay thủ thuật cắt bỏ búi trĩ trong điều trị trĩ không phải là phương pháp duy nhất, cuối cùng mà chỉ là 1 Mắt xích trong phác đồ điều trị tổng thể. Bởi vì sau khi cắt bỏ búi trĩ, còn một việc cực kỳ quan trọng là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn trĩ tái phát.

Một số sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, thảo dược thiên nhiên có tác dụng cải thiện triệu chứng đau rát, chảy máu, Ngứa hậu môn rất tốt; sử dụng lâu dài giúp búi trĩ co dần, đồng thời giúp hệ tĩnh mạch trĩ bền vững, chống viêm, chống táo bón. Các thảo dược như: diếp cá, hoa hòe, đương quy, nghệ,... an toàn, có thể dùng được với cả phụ nữ Mang thai và cho con bú.

Bệnh trĩ: Khi nào cần phẫu thuật? - ảnh 2
Một số loại thảo dược an toàn, có thể dùng được với cả phụ nữ Mang thai và cho con bú

3. Một số kỹ thuật phẫu thuật điều trị trĩ hiện nay

Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ thì nhất thiết cần phải triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ. Để thực hiện điều này, Tây y hiện dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc.

Trong đó, phẫu thuật Longo cắt búi trĩ cho kết quả khá khả quan, thời gian nằm viện ngắn, giảm đau đớn sau mổ. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này vẫn rất đau đớn và có thể xảy ra 1 số biến chứng như: nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn,...