Triệu chứng
Đau trực tràng.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể
Điều trị
Thuốc làm mềm phân.
Tổng quan
Nứt hậu môn là bệnh được đặc trưng bởi một vết loét nông giống như một vết rách nằm ở ống và rìa ống hậu môn. Bệnh khá phổ biến, đứng hàng thứ 3 sau bệnh trĩ và các bệnh nhiễm trùng vùng hậu môn - trực tràng. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm cho bệnh nhân rất đau đớn khi đi đại tiện.
Triệu chứng
Đau trực tràng.
Táo bón.
Phân lẫn máu.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Bác sĩ có thể thực hiện phương pháp soi hậu môn.
Điều trị
Điều trị có thể bao gồm:
Thuốc làm mềm phân.
Dầu bôi trơn.
Thuốc mỡ gây mê.
Thuốc giãn cơ tại chỗ.
Trường hợp nặng có thể chỉ định phẫu thuật.
Nguyên nhân
Nứt hậu môn là bệnh được đặc trưng bởi một vết loét nông giống như một vết rách nằm ở ống và rìa ống hậu môn. Bệnh được Edouard Quesnu mô tả từ năm 1895, nhưng cho tới nay, bệnh sinh chưa được hiểu biết một cách tường tận và hiện nay còn có những giả thuyết được nêu ra.
Bệnh gặp khá nhiều, đứng hàng thứ 3 sau bệnh trĩ và các bệnh nhiễm trùng vùng hậu môn - trực tràng.
Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm cho bệnh nhân rất đau đớn khi đi đại tiện.
Phòng ngừa
Táo bón: Táo bón có thể là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn. Các tài liệu liên quan cho thấy nguyên nhân nứt kẽ hậu môn do táo bón gây ra chiếm 14 - 24% là do tâm lý người bệnh sợ đại tiện, lâu dần gây táo bón và hình thành nứt kẽ. Ngoài ra, sau khi sinh con cũng có thể bị nứt kẽ, chiếm khoảng 3 - 9%.
Vết thương ngoài: Phân khô rắn hoặc có dị vật dễ gây nên những tổn thương cho lớp da ống hậu môn, đó cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nứt kẽ hậu môn.
Nhiễm khuẩn: Chủ yếu là nhiễm khuẩn bộ phận phía sau hậu môn, chứng viêm lan sang phía dưới da ống hậu môn, làm cho áp - xe dưới da vỡ ra và dẫn đến nứt kẽ.
Co thắt cơ vòng: Do tổn thương ống hậu môn hoặc kích thích của chứng viêm làm cho cơ vòng hậu môn ở trong trạng thái co thắt khiến ống hậu môn căng ra dễ gây tổn thương và nứt kẽ.
Điều trị
Để phòng tránh nứt kẽ hậu môn, bạn cần:
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ, trái cây.
Hạn chế uống rượu, hút thuốc, ăn đồ cay và thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Ăn thêm khoai lang cũng giúp đại tiện được dễ dàng.
Nên vận động cơ thể bằng cách tập thể dục đều đặn giúp tăng nhu động ruột.
Nếu bị nứt kẽ hậu môn, bạn nên ngâm hậu môn với nước ấm trong 15 - 30 phút, mỗi ngày từ 2 - 3 lần, nhất là sau khi đại tiện, sẽ giúp giảm đau và ngứa.
Tránh rặn khi đi ngoài vì rặn sẽ tăng áp lực, làm rách lại vết nứt cũ đang lành hoặc gây ra vết nứt mới.