Triệu chứng
Tình trạng cuồng ăn kiêng mặc dù thiếu cân; Cân nặng thay đổi bất thường; Nỗi ám ảnh với calo và hàm lượng chất béo trong thực phẩm
Chẩn đoán
Bác sĩ thường tiến hành kiểm tra sức khỏe để chẩn đoán bệnh, bao gồm:
Khám sức khỏe: bác sĩ có thể sẽ khám sức khỏe để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra vấn đề ăn uống. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu vài xét nghiệm
Điều trị
Điều trị tâm lý: phương pháp này có thể giúp bạn biết cách thay thế những thói quen không tốt bằng thói quen lành mạnh
Tổng quan
Rối loạn ăn uống là gì?
Rối loạn ăn uống là bệnh liên quan đến thói quen ăn uống bất thường. Người mắc bệnh này thường hay đau khổ hoặc lo ngại về vóc dáng và cân nặng cơ thể. Hầu hết các Rối loạn ăn uống đều do bạn chú trọng quá nhiều vào cân nặng, hình dáng, thực phẩm, dẫn đến chế độ ăn uống không đúng cách. Chế độ này có thể làm cho cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Các hình thức phổ biến nhất của rối loạn ăn uống bao gồm chán ăn tâm thần, chứng háu ăn, ăn uống vô độ. Bệnh thường ảnh hưởng cả nam giới và nữ giới.
Rối loạn ăn uống gây ra nhiều biến chứng có thể đe dọa tính mạng. Bệnh càng nặng và kéo dài thì bạn càng có nguy cơ cao mắc các biến chứng như:
Các vấn đề y tế nghiêm trọng;
Trầm cảm và lo âu;
Ý định hoặc hành vi tự tử;
Các vấn đề về tăng trưởng và phát triển;
Các vấn đề về quan hệ xã hội;
Bệnh rối loạn sử dụng chất gây nghiện;
Các vấn đề trong học tập và làm việc;
Tử vong.
Triệu chứng thường gặp
Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh rối loạn ăn uống là gì?
Những triệu chứng phổ biến của rối loạn ăn uống bao gồm:
Tình trạng cuồng ăn kiêng mặc dù thiếu cân;
Cân nặng thay đổi bất thường;
Nỗi ám ảnh với calo và hàm lượng chất béo trong thực phẩm;
Tình trạng “ăn cho có”, chẳng hạn như cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ, ăn một mình và/hoặc giấu thực phẩm;
Chỉ nấu ăn với một công thức duy nhất, họ có thể nấu ăn đa dạng cho người khác nhưng sẽ không thay đổi món ăn của mình;
Trầm cảm hoặc hôn mê;
Tránh tiếp xúc với xã hội, gia đình và bạn bè. Có thể trở nên bị cô lập và thu rút;
Gia đoạn chuyển từ tình trạng ăn quá nhiều đến tuyệt thực.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu sau đây:
Thật không may, nhiều người bị rối loạn ăn uống nghĩ rằng họ không cần phải điều trị. Nếu bạn lo lắng cho bạn đời, hãy khuyến khích họ đi khám bác sĩ. Bạn cũng cần chú ý chế độ và quan điểm ăn uống không lành mạnh, cũng như áp lực có thể gây ra bệnh này. Những dấu hiệu của rối loạn ăn uống bao gồm:
Bỏ qua bữa ăn hoặc đưa ra lí do không ăn;
Áp dụng chế độ ăn chay nghiêm ngặt;
Tập trung quá nhiều vào ăn kiêng;
Ăn một món riêng;
Không tham gia các hoạt động xã hội;
Thường xuyên lo lắng hoặc phàn nàn về tình trạng béo và luôn nói về giảm cân;
Thường xuyên soi gương để xem xét các khuyết điểm vóc dàng;
Liên tục ăn nhiều đồ ngọt hoặc các loại thực phẩm giàu chất béo;
Sử dụng thực phẩm chức năng, thuốc nhuận tràng hoặc các sản phẩm thảo Dược để giảm cân;
Tập thể dục quá mức;
Mất men răng cũng có thể là dấu hiệu nôn mửa lặp lại nhiều lần;
Sử dụng nhà vệ sinh sau khi ăn;
Ăn nhiều hoặc ăn ít thức ăn hơn bình thường trong bữa ăn;
Bị trầm cảm, ghê tởm, xấu hổ hay tội lỗi vì thói quen ăn uống của mình.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân nào gây ra rối loạn ăn uống?
Hiên nay, nguyên nhân chính xác của rối loạn ăn uống vẫn chưa rõ. Giống như những bệnh tâm thần khác, có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn ăn uống, chẳng hạn như:
Di truyền: một số người có thể mang gen bệnh, làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống. Những người có anh, chị, em ruột hoặc bố mẹ mắc chứng rối loạn ăn uống cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh này;
Sức khỏe tâm lý và tình cảm: những người bị rối loạn ăn uống thường có vấn đề về tâm lý và tình cảm, những vấn đề đó cũng góp phần gây ra bệnh. Họ thường có lòng tự trọng thấp, cầu toàn, hành vi bốc đồng và các mối quan hệ rắc rối;
Xã hội: người ta thường đánh đồng những người có vóc dáng mảnh khảnh thường thành công và giàu có.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh rối loạn ăn uống?
Bệnh rối loạn ăn uống là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và thường xuất hiện nhiều ở thanh thiếu niên và những người phụ nữ trẻ. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn ăn uống?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn ăn uống, chẳng hạn như:
Nữ giới: phụ nữ trẻ thường hay biếng ăn hoặc ăn vô độ, nhưng nam giới cũng có thể mắc rối loạn ăn uống;
Tuổi tác: mặc dù rối loạn ăn uống thường ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, bao gồm trẻ nhỏ, thiếu niên và người trưởng thành, nhưng bệnh thường gặp hơn ở thanh thiếu niên;
Bệnh sử gia đình: rối loạn ăn uống có nhiều khả năng do di truyền từ bố mẹ hoặc anh chị em bị bệnh này;
Rối loạn sức khỏe tâm thần: những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ có nhiều khả năng mắc rối loạn ăn uống;
Ăn kiêng: mọi người thường hay khen về những thay đổi bên ngoài của người giảm cân, điều này có thể khiến họ cứ tiếp tục ăn kiêng và dẫn đến rối loạn ăn uống;
Stress: những thay đội trong cuộc sống như vào đại học, chuyển nhà, bắt đầu một công việc, các mối quan hệ gia đình cũng có thể gây ra stress và làm tăng nguy cơ mắc rối loạn thức ăn;
Thể thao, công việc và hoạt động nghệ thuật: các vận động viên, diễn viên, vũ công sẽ có nguy cơ cao mắc rối loạn ăn uống. Huấn luyện viên và bố mẹ có thể vô tình gây ra rối loạn ăn uống bằng cách khuyến khích trẻ giảm cân.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn ăn uống?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Thực hiện theo đúng kế hoạch điều trị. Bạn không được bỏ qua các buổi trị liệu và cố gắng thực hiện theo kế hoạch điều trị;
Thảo luận với bác sĩ về vitamin và các khoáng chất bổ sung thích hợp để đảm bảo bạn có thể nhận được tất cả các dinh dưỡng thiết yếu;
Đừng tự cô lập mình khỏi gia đình và bạn bè. Họ là những người luôn yêu thương và mong muốn nhìn thấy bạn được khỏe mạnh;
Hỏi chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các bài tập thích hợp;
Đọc những sách đưa ra lời khuyên thực tế về giảm cân. Bác sĩ sẽ giới thiệu cho bạn một vài nguồn tin cậy;
Hạn chế soi gương thường xuyên và đánh giá vóc dáng, đây có thể là nguyên nhân khiến bạn duy trì những thói quen không lành mạnh.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn ăn uống?
Bác sĩ thường tiến hành kiểm tra sức khỏe để chẩn đoán bệnh, bao gồm:
Khám sức khỏe: bác sĩ có thể sẽ khám sức khỏe để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra vấn đề ăn uống. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu vài xét nghiệm;
Đánh giá tâm lý: bác sĩ tâm thần có thể sẽ hỏi những suy nghĩ, cảm giác và thói quen ăn uống của bạn. Bạn cũng cần hoàn thành bảng câu hỏi tự đánh giá tâm lý;
Các nghiên cứu khác: bác sĩ cũng cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung để kiểm tra xem có bất kỳ biến chứng nào liên quan đến tình trạng rối loạn ăn uống hay không. Bác sĩ cũng cần tiến hành đánh giá và xét nghiệm để xác định nhu cầu dinh dưỡng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng rối loạn ăn uống?
Một đội chuyên gia, bao gồm chuyên viên y tế, bác sĩ tâm thần và chuyên gia dinh dưỡng, giúp điều trị bệnh rối loạn ăn uống. Các phương pháp điều trị bệnh bao gồm:
Điều trị tâm lý: phương pháp này có thể giúp bạn biết cách thay thế những thói quen không tốt bằng thói quen lành mạnh. Phương pháp này có thể bao gồm: liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp dựa trên gia đình (FBT);
Điều trị tại bệnh viện: nếu có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như chán ăn gây suy dinh dưỡng nặng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên nhập viện;
Thuốc: các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và lo âu có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm hoặc lo âu, những bệnh này thường liên quan đến rối loạn ăn uống