Rối loạn nhân cách ranh giới

Rối loạn nhân cách ranh giới là một dạng rối loạn nhân cách nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh tâm thần

Triệu chứng

Có các mối quan hệ cá nhân không ổn định hoặc căng thẳng; Ý thức cá nhân không ổn định kéo dài

Chẩn đoán

Bác sĩ tâm thần sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng nêu trên. Nếu bạn có các triệu chứng trên, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán mức độ bệnh và từ đó giúp bạn lựa chọn và áp dụng các liệu pháp chữa trị kịp thời

Điều trị

Điều trị rối loạn nhân cách ranh giới bao gồm trị liệu tâm lý kết hợp trị liệu hành vi nhận thức.

Tổng quan

Rối loạn nhân cách ranh giới là bệnh gì?

Rối loạn nhân cách ranh giới là một dạng Rối loạn nhân cách nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh tâm thần. Đây là một chứng rối loạn cảm xúc gây ra trạng thái bất ổn cảm xúc, dẫn đến căng thẳng và các vấn đề khác. Người bệnh thường cảm thấy cảm xúc của mình bị méo mó, làm cho họ nghĩ rằng bản thân vô giá trị và không hoàn thiện.

Triệu chứng rối loạn nhân cách ranh giới

Những dấu hiệu và triệu chứng của Rối loạn nhân cách ranh giới là gì?

Nếu bạn mắc ít nhất 5 trong số các triệu chứng sau, bạn đã bị rối loạn nhân cách ranh giới:

  • Có các mối quan hệ cá nhân không ổn định hoặc căng thẳng;

  • Ý thức cá nhân không ổn định kéo dài;

  • Cư xử bốc đồng;

  • Hành vi Tự tử hoặc tự gây thương tích;

  • Tâm trạng bất thường;

  • Cảm thấy trống rỗng;

  • Tức giận dữ dội hoặc khó kiểm soát cơn giận;

  • Hoang tưởng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn cảm thấy chán nản, thất vọng hoặc định làm hại bản thân hoặc người khác. Nếu chậm trễ, bạn có nguy cơ bỏ lỡ thời điểm trị liệu tốt nhất cho chứng bệnh của mình

Rối loạn nhân cách ranh giới - Ảnh minh họa 1

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn nhân cách ranh giới?

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn nhân cách ranh giới. Các chuyên gia cho rằng các nhân tố di truyền, tâm lý, xã hội và sinh học kết hợp với nhau tạo nên căn bệnh này.

Ngoài ra, rối loạn nhân cách ranh giới sẽ nặng hơn nếu đi kèm với những rối loạn thần kinh khác ví dụ như trầm cảm, lo âu, sử dụng chất kích thích và rối loạn tâm trạng.

Nguy cơ mắc rối loạn nhân cách ranh giới

Những ai thường mắc phải rối loạn nhân cách ranh giới?

Rối loạn nhân cách ranh giới khá phổ biến. Cứ 100 người thì có 2 người mắc bệnh và chiếm 20% các ca nhập viện vì bệnh tâm thần.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn nhân cách ranh giới?

Những người đã từng bị ngược đãi hoặc bị bỏ rơi khi còn nhỏ thường dễ dàng bị rối loạn nhân cách ranh giới hơn người bình thường.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn nhân cách ranh giới?

Để kiểm soát chứng rối loạn nhân cách ranh giới, bạn cần:

  • Hiểu rằng chứng rối loạn này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng trong các mối quan hệ với gia đình và với những người xung quanh;

  • Hiểu rằng bệnh này không phải tâm thần phân liệt, nhưng vẫn có thể khiến bạn bị trầm cảm nghiêm trọng;

  • Ý thức được mình có thể sẽ muốn tự sát và cần phải được theo dõi;

  • Làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới?

Bác sĩ tâm thần sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng nêu trên. Nếu bạn có các triệu chứng trên, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán mức độ bệnh và từ đó giúp bạn lựa chọn và áp dụng các liệu pháp chữa trị kịp thời.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn nhân cách ranh giới?

Điều trị rối loạn nhân cách ranh giới bao gồm trị liệu tâm lý kết hợp trị liệu hành vi nhận thức. Trị liệu tâm lý có thể thực hiện bởi bác sĩ tâm thần (một bác sĩ chuyên chẩn đoán và điều trị các vấn đề về tinh thần và cảm xúc và có thể kê thuốc) hoặc bác sĩ tâm lý (một chuyên gia, không phải bác sĩ chữa bệnh, chuyên chẩn đoán và điều trị các vấn đề về tinh thần và cảm xúc nhưng không kê thuốc). Mục đích của việc điều trị là làm giảm các triệu chứng và thay đổi hành vi để cải thiện các mối quan hệ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của người bệnh.

Trị liệu hành vi nhận thức tập trung vào lối suy nghĩ nào đó khiến bệnh nhân xuất hiện triệu chứng rối loạn. Liệu pháp nhận thức được dùng để phá vỡ liên kết giữa những tác nhân gây căng thẳng và phản ứng tâm thần của bệnh nhân đối với các tác nhân đó. Bác sĩ sẽ cần kết hợp cả hai loại biện pháp trị liệu với nhau để chấm dứt chứng rối loạn của bệnh nhân.

Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát sự bốc đồng và rút ngắn các trường hợp loạn thần kinh (ví dụ như ảo giác, hoang tưởng), giúp ổn định tâm trạng hoặc làm giảm các triệu chứng thay đổi tâm trạng đột ngột và trầm cảm