Tên gọi khác: Viêm màng não do liên cầu lợn
Triệu chứng
Triệu chứng ban đầu: sốt cao, rét run, đau đầu, buồn nôn và nôn, chóng mặt. Giai đoạn sau có thể dẫn đến: đau mỏi bắp thịt, đau khớp, đau bụng âm ỉ
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm máu toàn bộ, dịch não tuỷ, nuôi cấy máu, xét nghiệm sinh hoá.
Điều trị
Kết hợp chặt chẽ giữa điều trị bằng kháng sinh và điều trị hỗ trợ. Điều trị kháng sinh đặc hiệu Penicilline liều cao: uống, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, thường phải điều trị trên 10 ngày
Tổng quan
Viêm màng Não do liên cầu lợn hay Streptococcosis suis hominis là bệnh gì?
Viêm màng não do liên cầu là một bệnh Viêm màng não do vi khuẩn liên cầu (Streptococcus suis, còn được gọi là liên cầu lợn) gây ra. Ổ chứa chính của vi khuẩn là lợn ốm/chết nhưng cũng có thể thấy sự có mặt của vi khuẩn ở lợn lành và các động vật khác như dê, bò, cừu, thậm chí cả chó, mèo... Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng và nguy cơ tử vong cao.
Triệu chứng
Triệu chứng ban đầu: Sốt cao, rét run, đau đầu, buồn nôn và nôn, chóng mặt. Giai đoạn sau có thể dẫn đến: đau mỏi bắp thịt, đau khớp, đau bụng âm ỉ, đại tiện phân lỏng không nhầy máu, co cứng cơ, rối loạn ý thức, giảm thính lực, suy thận cấp, phát ban, Hoại tử các đầu ngón chân-tay.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm máu toàn bộ, dịch não tuỷ, nuôi cấy máu, xét nghiệm sinh hoá.
Điều trị
Kết hợp chặt chẽ giữa điều trị bằng kháng sinh và điều trị hỗ trợ. Điều trị kháng sinh đặc hiệu Penicilline liều cao: uống, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, thường phải điều trị trên 10 ngày. Có thể dùng các kháng sinh khác cũng hiệu quả như: Ampicilline, Erythromycine hoặc nhóm Cephalosporine. Điều trị triệu chứng và áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực như: Hỗ trợ hô hấp, chống phù não, chống co giật, chống viêm nhiễm, tăng cường dinh dưỡng…
Nguyên nhân
Viêm màng não do liên cầu là một bệnh viêm màng não do vi khuẩn liên cầu (Streptococcus suis, còn được gọi là liên cầu lợn) gây ra.
Ổ chứa chính của vi khuẩn là lợn ốm/chết nhưng cũng có thể thấy sự có mặt của vi khuẩn ở lợn lành và các động vật khác như dê, bò, cừu, thậm chí cả chó, mèo...
Vi khuẩn lây sang người do tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín.
Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng và nguy cơ tử vong cao.
Phòng ngừa
Tên tác nhân: Vi khuẩn liên cầu (Streptococcus suis tuýp 2, còn gọi là liên cầu lợn).
Hình dáng: Vi khuẩn hình cầu hoặc hình bầu dục, đứng riêng rẽ hay xếp đôi hoặc xếp thành chuỗi ngắn.
Nơi cư trú: Đường hô hấp trên (nhất là ở a-mi-đan và khoang mũi), đường sinh dục và tiêu hoá của lợn. Những con lợn lành mang mầm bệnh là nguồn lây nhiễm quan trọng trong đàn lợn.
Sức đề kháng: Có sức đề kháng tương đối tốt trong điều kiện ngoại cảnh. Vi khuẩn có thể sống 10 phút ở 60oC, 2 giờ ở 50oC và 6 tuần trong xác súc vật ở 10oC. Ở 0oC vi khuẩn có thể tồn tại 1 tháng trong bụi và trên 3 tháng trong phân. Ở 25oC vi khuẩn có thể sống 24 giờ trong bụi và 8 ngày trong phân. Tuy nhiên, vi khuẩn bị tiêu diệt dễ dàng với thuốc tẩy 5% pha loãng theo tỷ lệ 1:799.
Nhạy cảm với kháng sinh: Vi khuẩn nhạy cảm với nhiều kháng sinh, trong đó có Penicillin, Ceftriaxone, Cephalosporin, Ampicillin và Amoxicillin. Penicillin G hay được dùng để điều trị cũng như dự phòng vi khuẩn này. Tuy nhiên đã có báo cáo về các chủng kháng Penicillin cũng như các chủng kháng các kháng sinh thường dùng khác. Có lẽ tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn có liên quan đến việc sử dụng rộng rãi kháng sinh cho lợn.
Điều trị
Để phòng tránh được bệnh liên cầu khuẩn lợn, người tiếp xúc với lợn, nhất là lợn bệnh cần thực hiện vệ sinh cá nhân (trang bị bảo hộ lao động, rửa tay chân sau khi tiếp xúc...). Thịt lợn phải được nấu chín trước khi sử dụng, tuyệt đối không ăn tiết canh, thịt lợn còn sống, gỏi thịt lợn. Tuyệt đối không ăn thịt lợn nhiễm bệnh, thịt chưa nấu chín. Vi khuẩn liên cầu lợn có thể sống 2 tuần trong các chất thải của lợn ngoài môi trường và chỉ chết ở nhiệt độ cao hoặc trong chất sát khuẩn.
Không nên mua bán, giết thịt và ăn thịt lợn bệnh và chết. Tuyệt đối không ăn tiết canh lợn. Khi phải tiếp xúc với lợn nghi hoặc mắc bệnh liên cầu cần phải đeo khẩu trang, gang tay và mặc quần áo bảo hộ lao động. Khi nghi bị bệnh liên cầu lợn cần đến các sơ sở y tế (bệnh viện, trạm xá...) sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia, để phòng bệnh, người chăn nuôi cần tẩy trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đeo găng tay, ăn uống, giết mổ, chế biến cần đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, những người có vết thương hở, bệnh ngoài da không nên tiếp xúc với lợn hoặc tham gia giết mổ, chế biến.