Tắc ruột ở trẻ sơ sinh

Tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn làm thức ăn hoặc dịch đi qua ruột non hoặc ruột già (đại tràng) bị dừng lại

Triệu chứng

Phân trộn lẫn với máu và chất nhầy (đôi khi được gọi là phân”thạch nho” vì bề ngoài trông giống thạch nho); Nôn

Chẩn đoán

Các phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Kiểm tra cơ thể;

  • X-quang;

  • Chụp vi tính cắt lớp (CT);

  • Siêu âm;

  • Thụt tháo bằng khí hoặc barium.

Điều trị

Truyền dịch cho con bạn thông qua một đường truyền tĩnh mạch

Tổng quan

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn làm thức ăn hoặc dịch đi qua ruột non hoặc ruột già (đại tràng) bị dừng lại. Nguyên nhân gây tắc ruột có thể bao gồm các dãy sợi của mô trong bụng bị dính sau khi phẫu thuật, viêm ruột (bệnh Crohn), viêm túi thừa, thoát vị và ung thư đại tràng.

Nếu không điều trị kịp thời, phần ruột bị tắc có thể chết, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, với việc chăm sóc y tế thích hợp, tắc ruột thường có thể được điều trị thành công.

Lồng ruột là nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp nhất ở trẻ em dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, nguyên nhân của hầu hết các trường hợp Lồng ruột ở trẻ em chưa được biết rõ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là gì?

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là do lồng ruột, nên các triệu chứng của lồng ruột liên quan mật thiết đến bệnh này. Dấu hiệu đầu tiên nhận biết trẻ sơ sinh khỏe mạnh bị lồng ruột là đột ngột khóc to do đau bụng. Trẻ sơ sinh bị đau bụng có thể kéo đầu gối vào ngực của chúng khi chúng khóc.

Cơn đau lồng ruột thường lặp đi lặp lại, thường mỗi 15-20 phút đầu tiên. Các cơn đau kéo dài và xảy ra thường xuyên hơn theo thời gian. Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuyên khác của lồng ruột bao gồm:

  • Phân trộn lẫn với máu và chất nhầy (đôi khi được gọi là phân”thạch nho” vì bề ngoài trông giống thạch nho);

  • Nôn;

  • Một khối u trong bụng;

  • Ngủ lịm;

  • Tiêu chảy;

  • Sốt.

Không phải tất cả các trường hợp trẻ bị tắc ruột đều có tất cả các triệu chứng trên. Một số trẻ bị đau không rõ ràng và một số trẻ không tiêu phân máu hoặc có một khối u trong ổ bụng. Một số trẻ lớn bị đau nhưng không có các triệu chứng khác.

Con bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa 1

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh?

Ở trẻ em, nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tắc ruột là lồng ruột. Ruột có hình dáng như một ống dài. Trong lồng ruột, một phần ruột (thường là ruột non) trượt vào bên trong đoạn ruột ở gần. Tình trạng này đôi khi được gọi là kính viễn vọng bởi vì nó tương tự như cách một kính viễn vọng đóng mở gập lại với nhau.

Trong một số trường hợp, sự tăng trưởng bất thường trong ruột có thể gây ra lồng ruột chẳng hạn như một polyp hay một khối u (gọi là điểm khởi đầu). Nhu động bình thường tương tự như các cơn co thắt ruột chộp lấy điểm khởi đầu này và kéo nó cũng như niêm mạc ruột vào phần ruột phía trên. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp không thể xác định nguyên nhân gây ra lồng ruột.

Các nguyên nhân khác gây tắc ruột bao gồm:

  • Thoát vị: phần ruột nhô ra thành bụng của cơ thể;

  • Viêm ruột, các bệnh như Crohn;

  • Viêm túi thừa: đây là tình trạng mà các túi nhỏ, phồng lên ở đường tiêu hóa trở nên bị viêm nhiễm;

  • Xoắn đại tràng;

  • Phân.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh?

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là bệnh rất thường gặp và có thể ảnh hưởng bất cứ ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tắc ruột ở trẻ sơ sinh?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác. Trẻ em đặc biệt có nguy cơ cao bị lồng ruột hơn so với người lớn;

  • Giới tính. Bệnh này xảy ra thường xuyên hơn ở con trai;

  • Đường ruột hình thành bất thường khi sinh;

  • Tiền sử bị lồng ruột. Nếu bạn từng bị lồng ruột thì bệnh có thể tái phát;

  • Bệnh Crohn. Bệnh có thể làm thành ruột dày lên, thu hẹp lòng ruột.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh?

Bạn có thể kiểm soát bệnh này cho trẻ bằng các biện pháp sau:

  • Thay đổi chế độ ăn uống để ngăn chặn tình trạng tắc ruột. Những người dễ bị tắc ruột, cá nhân được chẩn đoán bị tắc ruột nên ăn bữa ăn nhỏ thường xuyên trong suốt cả ngày và áp dụng một chế độ ăn uống ít chất xơ loại bỏ ngũ cốc, các loại hạt;

  • Tránh chất béo và các thực phẩm có dầu mỡ vì chúng khó tiêu hóa hơn, các loại thực phẩm tạo hơi như rau, đậu hoặc nước giải khát;

  • Tránh mất nước bằng việc uống nhiều chất lỏng như nước súp, trà, nước trái cây và nước.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh?

Các phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Kiểm tra cơ thể;

  • X-quang;

  • Chụp vi tính cắt lớp (CT);

  • Siêu âm;

  • Thụt tháo bằng khí hoặc barium.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh?

Điều trị lồng ruột thường được coi là một tình trạng cấp cứu y tế. Chăm sóc y tế khẩn cấp là cần thiết để tránh tình trạng mất nước nghiêm trọng và gây sốc, cũng như ngăn ngừa lây nhiễm có thể xảy ra khi một phần của ruột bị chết do thiếu máu.

Khi trẻ đến bệnh viện, các bác sĩ đầu tiên sẽ ổn định tình trạng bệnh của trẻ bằng cách:

  • Truyền dịch cho con bạn thông qua một đường truyền tĩnh mạch;

  • Giúp ruột giải nén bằng cách đặt một ống thông qua mũi của trẻ và vào dạ dày.

Sau đó, bác sĩ sẽ sửa các khối lồng ruột, gồm các bước:

  • Tháo lồng bằng khí hoặc barium. Đây vừa là quá trình chẩn đoán vừa điều trị. Nếu thụt tháo hiệu quả, việc tiếp tục điều trị thường là không cần thiết. Liệu pháp này có hiệu quả cao ở trẻ em nhưng ít được sử dụng ở người lớn;

  • Khoảng 10% trường hợp bị lồng ruột tái phát thường xuyên và phải tiến hành điều trị trở lại;

  • Phẫu thuật. Nếu ruột bị thủng và tháo lồng bằng khí không thành công trong việc giải quyết các vấn đề hoặc điểm khởi đầu là nguyên nhân, con bạn sẽ cần phẫu thuật. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho người lớn và những người đang bị bệnh cấp tính.