Tetanus

Uốn ván thường được gọi là bệnh "cứng hàm", là một căn bệnh rất nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium tetani (C. tetani) gây ra. Các vi khuẩn C

Tên gọi khác: Uốn ván, cứng hàm

Triệu chứng

Triệu chứng Uốn ván, cứng hàm hay Tetanus ban đầu liên quan đến các cơn co thắt cơ bắp gây đau và co thắt quai hàm

Chẩn đoán

  • Chẩn đoán chủ yếu dựa trên hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Việc chẩn đoán cận lâm sàng được xem xét sau khi đã loại trừ khả năng mắc các bệnh có triệu chứng tương tự như viêm màng não, bệnh dại hoặc bệnh Botulinus (liệt thần kinh do nhiễm vi khuẩn C. botulinum), bao gồm các xét nghiệm: lấy mẫu bệnh phẩm từ vết thương để nhận dạng vi khuẩn, xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), phân tích nước tiểu (UA) và chụp X-quang.

Điều trị

Bệnh uốn ván chỉ xảy ra ở người không được tiêm chủng. Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng

Tổng quan

Uốn ván, cứng hàm hay Tetanus là bệnh gì?

Uốn ván thường được gọi là bệnh "cứng hàm", là một căn bệnh rất nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium tetani (C. tetani) gây ra. Các vi khuẩn C. tetani sống trong đất, nước bọt, bụi và phân bón. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua Vết thương hở và sản xuất ra chất độc Thần kinh gây ra các cơn co thắt cơ bắp nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, Uốn ván có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng

Triệu chứng Uốn ván, cứng hàm hay Tetanus ban đầu liên quan đến các cơn co thắt cơ bắp gây đau và co thắt quai hàm. Khi nhiễm trùng tiến triển, các độc tố thần kinh có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể gồm ngực, cổ, lưng, cơ bụng và mông. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong khoảng một vài ngày đến vài tuần sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm co cơ hô hấp, dẫn đến suy hô hấp, tử vong.

Chẩn đoán

  • Chẩn đoán chủ yếu dựa trên hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Việc chẩn đoán cận lâm sàng được xem xét sau khi đã loại trừ khả năng mắc các bệnh có triệu chứng tương tự như viêm màng não, bệnh Dại hoặc bệnh Botulinus (liệt thần kinh do nhiễm vi khuẩn C. botulinum), bao gồm các xét nghiệm: lấy mẫu bệnh phẩm từ vết thương để nhận dạng vi khuẩn, xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), phân tích nước tiểu (UA) và chụp X-quang.

  • Tuy nhiên, các xét nghiệm cận lâm sàng không giúp ích nhiều cho chẩn đoán uốn ván.

Điều trị

Bệnh uốn ván chỉ xảy ra ở người không được tiêm chủng. Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Nếu triệu chứng nhẹ, vết thương được sát khuẩn để ngăn vi khuẩn phát triển, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Tiêm Globin miễn dịch trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát triệu chứng. Globin miễn dịch có chứa thuốc kháng độc giúp trung hòa các độc tố uốn ván, ngăn chất độc thần kinh thâm nhập sâu hơn vào cơ thể. Triệu chứng co thắt cơ bắp được điều trị bằng thuốc giãn cơ thông thường như Valium hay Ativan. Thuốc kháng sinh được sử dụng nếu nghi ngờ vi khuẩn sản xuất độc chất vẫn còn sống. Với các triệu chứng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, bệnh nhân có thể được đặt máy thở cho đến khi có thể hô hấp bình thường. Các triệu chứng có thể kéo dài trung bình 3-4 tuần, tuy nhiên, để phục hồi hoàn toàn chức năng có thể mất vài tháng.

Tetanus - Ảnh minh họa 1
Tetanus - Ảnh minh họa 2
Tetanus - Ảnh minh họa 3
Tetanus - Ảnh minh họa 4
Tetanus - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Bệnh uốn ván (Tetanus) là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là các cơ toàn thân.

Bệnh uốn ván là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở nhiều nước đang phát triển thuộc Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng nhiệt đới. Khi trẻ sơ sinh bị uốn ván thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Phòng ngừa

Do bị trầy xát và viết thương tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ… xâm nhập vào các vết thương, vết trầy xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván.

Điều trị

  • Tiêm vaccin chống độc tố uốn ván: Vaccin thường được tiêm cho trẻ ở dạng kết hợp 3 loại bạch hầu - uốn ván - ho gà (DPT).

  • Xử trí vết thương.

    • Giữ sạch vết thương. Rửa kỹ vết thương và vùng xung quanh bằng xà phòng và nước sạch. Nếu vết thương lẫn đất bẩn, cần đến bác sĩ. Cẩn thận với những vết thương có nguy cơ gây uốn ván, gồm vết thương do châm chích hoặc đứt sâu, vết đốt của côn trùng, nhất là những vết thương bẩn.

    • Dùng kháng sinh. Sau khi rửa sạch vết thương, bôi một lớp kem hoặc mỡ kháng sinh mỏng. Kháng sinh không làm vết thương liền nhanh hơn nhưng có thể ngăn chặn vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng.

    • Băng vết thương. Việc tiếp xúc với không khí sẽ làm vết thương liền nhanh hơn nhưng băng sẽ giúp cho vết thương sạch và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập. Nên băng đến khi vết thương đóng vảy.

    • Thay băng. Thay ít nhất mỗi ngày 1 lần hoặc khi băng bị ướt hoặc bẩn sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.