Tên gọi khác: Dại, Rabies
Triệu chứng
Dại là virus ái thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp lên não, một khi các triệu chứng xuất hiện gần như luôn gây tử vong nên phòng ngừa và tiêm chủng của các bệnh nhân tiếp xúc với động vật bị nghi ngờ mắc bệnh dại là rất quan trọng.
Chẩn đoán
Bệnh nhân bị nhiễm virus bệnh dại thường không có biểu hiện gì cho đến trước lúc hấp hối: Sốt, Nhức đầu, lo lắng, lú lẫn, ảo giác, khó nuốt, khó ngủ, chảy nước dãi.
Điều trị
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm máu để xác định có nhiễm virus dại hay không.
Nguyên nhân
Gây nhiễm:
Virus dại xâm nhập vào cơ thể người từ động vật bị dại qua vết cắn, vết xước, vết liếm trên lớp da, niêm mạc bị tổn thương. Ở một số súc vật ăn thịt, trong nước bọt của chúng có nhiều Enzym Hyaluronidaze là yếu tố có thể giúp cho virus dại lan toả nhanh hơn tới hệ thần kinh. Là một virus ái thần kinh, sau khi xâm nhập nó tồn tại, nhân lên tại vết thương từ vài giờ cho tới vài tuần. Sau đó nhanh chóng đi tới các đầu mút thần kinh cảm giác và vận động của hệ thần kinh ngoại biên rồi chuyển tới hệ thần kinh trung ương. Vì thế virus dại chỉ tiếp xúc thoáng qua với hệ miễn dịch, mặc dù gần đây có công trình cho rằng sự âm hoá virus dại khỏi hệ thần kinh qua kháng thể trung gian là có thể xảy ra. Khi đã có mặt ở trong nơron của hệ thần kinh ngoại biên, virus được vận chuyển trong acxon bằng dòng phản hồi của tế bào sợi acxon với tốc độ 0,3 mm/giờ tới hệ thần kinh trung ương, nơi nó tiếp tục được nhân lên. Phần cuống não bị nhiễm trước tiên, sau đó tới vùng dưới đồi và cuối cùng đến phần vỏ não bị tổn thương. Tuy nhiên, vào giai đoạn nhiễm cuối thì toàn bộ hệ thần kinh trung ương cũng như một số mô ngoài như tuyến nước bọt cũng bị nhiễm virus, nhưng cơ chế nhân lên cũng bắt đầu vào thời điểm nào thì chưa rõ. Khi xâm nhập và nhân lên trong tế bào thần kinh, virus dại gây tổn thương não tuỷ ở các mức độ nặng nhẹ mà biểu hiện lâm sàng sẽ khác nhau.
Ủ bệnh:
Thời kỳ ủ bệnh tương ứng với sự di chuyển và nhân lên của virus. Thời gian này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào quãng đường phải đi qua từ nơi vết cắn đến thần kinh trung ương. Thời gian ủ bệnh trung bình là 30 - 90 ngày (80% trường hợp), có những trường hợp nhanh dưới 20 ngày (5 - 10% trường hợp) hoặc chậm hơn 3 tháng (7 - 20% trường hợp). Thậm chí kéo dài hơn cả năm (1,8% trường hợp). Thời gian ủ bệnh ngắn nhất được tìm thấy khi vết cắn ở đầu, mặt, tay và đặc biệt là đối với trẻ em.
Phòng ngừa
Nguyên nhân của bệnh là do virut dại (Rabies virus) gây nên, nhưng bệnh thường chủ yếu là do các loài động vật bị mắc dại như chó, mèo…. rồi truyền nhiễm cho con người qua các vết cắn, vết xước…, và đây cũng chính là nguyên nhân chính có tỷ lệ phần trăm lây nhiễm cho con người cao nhất.
Điều trị
Người nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển kinh doanh chó, mèo cần thực hiện "5 không" :
Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương.
Không nuôi chó, mèo chưa tiêm phòng bệnh dại.
Không nuôi chó mèo thả rông ra ngoài nhà.
Không cho trẻ chơi với chó mèo và cắn người.
Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường.
Trách nhiệm của người nuôi chó :
Phải đăng ký số lượng chó nuôi với trưởng ấp (trưởng thôn) hoặc tổ trưởng dân phố.
Tiêm phòng dại định kỳ hàng năm của cơ quan thú y.
Thời điểm tiêm phòng :
Tiêm lần đầu cho chó con được 4 tuần tuổi.
Nếu chó con được sinh ra từ chó mẹ đã được tiêm phòng thì tiêm cho chó con vào lúc chó được 3 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông ngoài đường. Ở thành phố, thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng.
Mỗi hộ gia đình chỉ nên nuôi 1 - 2 con chó để giữ nhà. Trong trường hợp nuôi nhiều (trên 5 con không kể chó mới sinh) phải có tờ trình về điều kiện nuôi và được cơ quan thú y địa phương xác nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.
Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường, bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường thì báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã.