Nguyễn Thúy Vinh

Nguyễn Thúy Vinh

Ghi nhớ
5
1704
Số 42, 44 P. Nghĩa Dũng, Ấp Thạnh Vinh, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

PGS.TS Bác sĩ Nguyễn Thúy Vinh Nguyên Phó giám đốc, kiêm Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện E là một trong những nữ bác sĩ chuyên về lĩnh vực tiêu hóa tiêu biểu khu vực phía Bắc. Hiện PGS Vinh là một trong những đầu tàu về tiêu hóa tại Bệnh viện E.

Vì giữ trọng trách lớn của Bệnh viện E nên bác sĩ Vinh khá bận, sẽ ít lịch khám và đôi khi hỏi bệnh hơi ít. Người bệnh khi khám với Phó GS Vinh nên chủ động kể các triệu chứng và hỏi han về tình trạng của mình. Bác sĩ Nguyễn Thúy Vinh đã có 34 năm kinh nghiệm về lĩnh vực tiêu hóa.

PGS.TS Bác sĩ Nguyễn Thúy Vinh giữ nhiều Chức vụ quan trọng :

  • Nguyên Phó giám đốc, kiêm Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Hữu Nghị;
  • Nguyên Phó giám đốc, kiêm Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện E;
  • Nguyên Giảng viên cao cấp, Chủ nhiệm Bộ môn điều dưỡng và huấn luyện kỹ năng, Khoa Y dược, Đại học quốc gia Hà Nội;
  • Nguyên Chủ tịch Liên chi hội Nội soi Tiêu hóa Việt Nam;
  • Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Hội khoa học Tiêu hóa Hà Nội;
  • Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam.

Chức vụ Đảng:

  • Bí thư chi bộ nhiều năm
  • Nguyên đảng ủy viên 2 khóa

Các hướng khoa học hoặc đề tài khoa học chủ yếu đã nghiên cứu:

a. Các nghiên cứu về Helicobacter pylori và bệnh lý dạ dày - tá tràng:

  • Đánh giá độ tin cậy của nghiệm pháp thở C13 và các phương pháp dựa trên sinh thiết trong chẩn đoán Helicobacter pylori;
  • Đánh giá giá trị chẩn đoán Helicobacter pylori của nghiệm pháp urease tự pha chế;
  • Đánh giá độ chính xác của test tìm kháng nguyên trong phân (HpSA) để chẩn đoán Helicobacter pylori;
  • Nghiên cứu hiệu quả điều trị loét dạ dày và loét tá tràng có Helicobacter pylori dương tính bằng các phác đồ kết hợp 3 thuốc trong 7 ngày;
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của kháng kháng sinh tới hiệu quả điều trị của các phác đồ ba thuốc trong bệnh loét dạ dày, tá tràng có Helicobacter pylori dương tính;
  • Nghiên cứu hiệu quả diệt Helicobacter pylori lần đầu của các phác đồ ba thuốc có chứa ức chế bơm proton và ảnh hưởng của kháng kháng sinh;
  • Nên lựa chọn phác đồ nào sau diệt Helicobacter pylori thất bại lần đầu?
  • Đánh giá hiệu quả điều trị diệt trừ Helicobacter pylori của phác đồ cứu vãn EAL;
  • Nghiên cứu hiệu quả diệt trừHelicobacter pylori lần hai của phác đồ EAC và EBTM;
  • So sỏnh tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori và cỏc tỷ lệ bệnh lý ở bệnh nhõn cú hội chứng dạ dày ở Úc và ở Việt Nam;
  • Nghiên cứu xu hướng tăng tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Helicobacter pylori ở Việt Nam;
  • Nghiên cứu tỷ lệ tái nhiễm, tái phát vi khuẩn Helicobacter pylori ở bệnh nhân loét tá tràng.

b. Các nghiên cứu về các bệnh lý đại tràng:

  • Nghiên cứu mô hình bệnh lý đại tràng của bệnh nhân bệnh viện Hữu Nghị qua 6157 ca soi đại tràng;
  • Nghiên cứu các khối u đại tràng qua nội soi và mô bệnh học;
  • Nghiên cứu hình ảnh nội soi, mô bệnh học polyp đại tràng qua cắt polyp nội soi;
  • Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học polyp đại trực tràng và kết quả điều trị cắt polyp qua nội soi tại Bệnh viện E;
  • Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của nội soi đại tràng và x-quang động đại tràng sitzmarks ở bệnh nhân táo bón mạn tính;
  • Tìm hiểu những thay đổi các thông số tế bào máu ngoại vi ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu Nghị năm 2008;
  • Nghiên cứu giá trị của Siêu âm nội soi trong chẩn đoán giai đoạn của ung thư trực tràng;
  • Nghiên cứu kết quả Dẫn lưu Nang giả tụy qua Siêu âm nội soi.

c. Nghiên cứu về giá trị chẩn đoán của nội soi phóng đại nhuộm màu indigocarmin đối với bệnh lý dạ dày, đại tràng:

  • Giá trị của nội soi phóng đại nhuộm màu indigocarmin trong chẩn đoán viêm dạ dày mạn.  
  • Giá trị của nội soi phóng đại nhuộm màu indigocarmin trong chẩn đoán hình thái polyp đại trực tràng.

d. Nghiên cứu ứng dụng công Nghệ sinh học (phương pháp khuếch đại gien PCR) trong chẩn đoán Helicobacter pylori:

  • A 205 BP-region on HP1125 gene can serve as biomarker for detecting Helicobacter pylori.
  • Nghiên cứu phương pháp tách chiết nhanh ADN từ các mẫu sinh thiết dạ dày và mẫu máu.
  • Nghiên cứu cặp mồi TH2 trên bệnh phẩm sinh thiết dạ dày để chẩn đoán  helicobacter pylori.
  • Nghiên cứu cặp mồi cagA để phát hiện helicobacter pylori.
  • Xác định tính kháng Clarithromycin của vi khuẩn HP bằng phương pháp PCR-giải trỡnh tự gen 23S rARN từ bệnh phẩm sinh thiết.
  • Nghiên cứu tình trạng methyl hóa gen SFRP2, RNF180 và mối liên quan với giai đoạn ung thư TNM ở bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 103.
34 năm kinh nghiệm về lĩnh vực tiêu hóa
7/2020-đến nay: Chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
7/2018-6/2020: Trưởng đơn nguyên Thăm dò chức năng Nội soi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, Hà Nội;
9/2016-7/2018: Chủ nhiệm Bộ môn Điều dưỡng và Huấn luyện kỹ năng Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội;
5/2010-9/2016: Phó giám đốc kiêm Giám đốc Trung tâm Tiêu Hóa, Bệnh viện E;
2/2004-5/2010: Phó Giám đốc, kiêm Trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Hữu Nghị;
7/2003-2/2004: Trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Hữu Nghị;
1999-2003: Phó Trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Hữu Nghị. Đồng thời là nghiên cứu sinh của Học viện Quân Y hệ tại chức;
1998-1999: Phó Trưởng khoa Bệnh tuổi già, Bệnh viện Hữu Nghị;
1996-1998: Học Thạc sỹ Khoa y, Trường đại học tổng hợp, Sydney, Úc;
1992-1995: Quyền Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Hữu Nghị;
1990-1991: Thực tập sinh tại Nhật bản Thực hành lâm sàng (Nội soi tiêu hóa và siêu âm);
1989-1990: Bác sỹ điều trị tại Khoa tiêu hoá, Bệnh viện Hữu Nghị;
1986-1988: Bác sỹ điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị;
1980-1986: Lưu học sinh tại Đại học Y khoa Ođetxa, Liên xô cũ;

Bác sĩ cao cấp tư vấn chuyên môn tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Nguyên Chủ tịch Liên chi hội Nội soi Tiêu hóa Việt Nam;
Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Hội khoa học Tiêu hóa Hà Nội;
Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam.
5.0
Thái độ phục vụ:
5
Thời gian chờ đợi:
5
Vệ sinh, sạch sẽ:
5
Được giới thiệu:
80% (1366)