Bệnh Viện Đa Khoa Nông Nghiệp

Bệnh Viện Đa Khoa Nông Nghiệp

Ghi nhớ
5
4823
  • QL1A, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam
  • Thứ 2 - Chủ nhật: Sáng (07:30 - 12:00) - Chiều (13:30 - 17:00)

Bệnh Viện Đa khoa Nông Nghiệp là bệnh viện hạng I: 7 phòng, 26 khoa, 2 trung tâm; với quy mô 520 giường bệnh, có cơ sở hạ tầng khang trang, có thiết bị y tế hiện đại đồng bộ.

1. Giới thiệu về Bệnh Viện Đa Khoa Nông Nghiệp

  • Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp thành lập năm 1967 trải qua hơn 50 năm phát triển và trưởng thành. Từ một Bệnh xá nhỏ bé được xây dựng dưới thời chiến tranh, trở thành một Bệnh viện đa khoa ngành Nông nghiệp Việt Nam. Từ thời kỳ kháng chiến, thời kỳ hòa bình lập lại và bây giờ thời kỳ kinh tế thị trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa. Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác khám chữa bệnh, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cán bộ ngành Nông nghiệp nói riêng, nhân dân nói chung.
  • Ngày nay, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đã phát triển lớn mạnh là bệnh viện hạng I: 7 phòng, 26 khoa, 2 trung tâm; với quy mô 520 giường bệnh, có cơ sở hạ tầng khang trang, có thiết bị y tế hiện đại đồng bộ, nhất là Bệnh viện đã có đội ngũ cán bộ viên chức đông đảo và tài năng, đi cùng với đó là sự đổi mới và cải tiến công tác quản lý; Biết tận dụng thời cơ để hợp tác với nhiều tập thể cá nhân trong ngoài nước nhằm mang lại chất lượng cung cấp dịch vụ cho người bệnh. Những năm gần đây Bệnh viện đã trở thành cơ sở thực hành chính cho sinh viên các trường đại học: ĐH Y Hà Nội, ĐH YTCC, ĐH Liege – Vương quốc Bỉ.
  • Bệnh viện đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, được người dân tín nhiệm, Bộ chủ quản, Bộ chuyên ngành, các cơ quan địa phương đánh giá cao.

2. Ban giám đốc bệnh viện đa khoa nông nghiệp

  • Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Thầy thuốc nhân dân. Hà Hữu Tùng - Giám đốc Bệnh viện
  • Bác sĩ Chuyên khoa I.  Thầy thuốc ưu tú Đinh Xuân Phương - Phó Giám đốc Bệnh viện
  •  Bác sĩ Chuyên khoa II. Thầy thuốc ưu tú Đỗ Thế Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện

3. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa nông nghiệp

3.1. Chức năng

  • Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (sau đây gọi tắt là Bệnh viện) có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, phục hồi chức năng cho bệnh nhân là công chức, viên chức, người lao động ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhân dân; đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp.
  • Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Y tế và về lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

3.2. Nhiệm vụ

3.2.1 Khám bệnh, chữa bệnh:

  •  
  • Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhân dân;
  • Tổ chức tiếp nhận, cấp cứu, khám và điều trị bệnh cho nhân dân các tuyến chuyển đến;
  • Tổ chức khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định;
  • Tham gia khám giám định y khoa, giám định pháp y theo quy định;
  • Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tham gia phòng chống dịch bệnh khi được yêu cầu.

3.2.2. Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng cộng đồng;

3.2.3. Y tế lao động:

  • Tổ chức thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc ngành nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
  • Tham gia tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp.

3.2.4. Phòng, chống dịch bệnh và tai nạn thương tích:

  • Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe cộng đồng, phòng chống tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt;
  • Thực hiện phòng chống dịch bệnh; khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa liên quan đến lĩnh vực y tế.

3.2.5. Chỉ đạo tuyến:

  • Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn của các cơ sở y tế trong khu vực theo quy định của pháp luật;
  • Tham gia với các cơ sở y tế tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án y tế liên quan.

3.2.6. Nghiên cứu khoa học:

  • Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học để phục vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật.
  • Tham gia xây dựng các tiêu chí quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bệnh viện và các văn bản quy phạm pháp luật khác theo quy định.

3.2.7. Đào tạo:

  • Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên Đại học, Đại học và trung học.
  • Tổ chức đào tạo liên tạo cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn.

3.2.8. Hợp tác quốc tế:

  • Liên kết, hợp tác với các tổ chức quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, phòng chống dịch bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.

4. Cơ sở vật chất của bệnh viện đa khoa nông nghiệp

Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại tại Bệnh Viện Đa khoa Nông Nghiệp bao gồm:

  • Lồng ấp sơ sinh
  • Máy thở
  • Bồn tắm bé sơ sinh
  • Bơm tiêm điện
  • Máy truyền dịch
  • 28 máy chạy thận
  • Máy sắc thuốc bán tự động
  • Máy kéo dãn cột sống cổ
  • Máy kéo dãn cột sống thắt lưng
  • Máy sóng ngắn trị liệu
  • Máy siêu âm sóng ngắn trị liệu.

5. Quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa nông nghiệp

5.1. Quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế

Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện, vào khu vực đón tiếp để đăng ký khám bệnh. Đồng thời xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, giấy CMND và một số giấy tờ tùy thân khác (nếu có yêu cầu) để làm thủ tục và nhận số thứ tự khám bệnh

Bước 2: Bệnh nhân đến phòng khám chuyên khoa ngồi ghế và đợi đến lượt

Bước 3: Bệnh nhân khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời nhận chỉ định điều trị

Bước 4: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa

  • Bệnh nhân nhận đơn thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ
  • Đến quầy thu phí bảo hiểm y tế đóng dấu và đóng chi phí thuốc
  • Lĩnh thuốc tại nhà thuốc bệnh viện.

Bước 5: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa

  • Bệnh nhân đóng chi phí cận lâm sàng tại quầy thu phí bảo hiểm y tế
  • Kết hợp cùng với bác sĩ lấy máu, lấy nước tiểu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp X-quang, nội soi, điện tim, điện tâm đồ…)
  • Bệnh nhân nhận kết quả cận lâm sàng
  • Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa xem xét và chẩn đoán bệnh lý thông qua kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.

Bước 6: Nếu không có chỉ định nhập viện

  • Bệnh nhân nhận phác đồ điều trị, đơn thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ
  • Đến quầy thu phí bảo hiểm y tế đóng dấu và đóng chi phí thuốc
  • Lĩnh thuốc tại nhà thuốc bệnh viện.

Bước 7: Nếu có chỉ định nhập viện, bệnh nhân đến khu vực đón tiếp làm thủ tục nhập viện theo hướng dẫn của điều dưỡng sau khi bác sĩ đã hoàn thành hồ sơ bệnh án.

5.2. Quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế

Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện, vào khu vực đón tiếp để đăng ký khám bệnh. Đồng thời nhận số thứ tự khám bệnh

Bước 2: Bệnh nhân đến phòng khám chuyên khoa ngồi ghế và đợi đến lượt

Bước 3: Bệnh nhân khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời nhận chỉ định điều trị

Bước 4: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa

  • Bệnh nhân nhận đơn thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ
  • Đến quầy thu phí đóng dấu và đóng chi phí thuốc
  • Lĩnh thuốc tại nhà thuốc bệnh viện.

Bước 5: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa

  • Bệnh nhân đóng chi phí cận lâm sàng tại quầy thu phí
  • Kết hợp cùng với bác sĩ lấy máu, lấy nước tiểu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp X-quang, nội soi, điện tim, điện tâm đồ…)
  • Bệnh nhân nhận kết quả cận lâm sàng
  • Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa xem xét và chẩn đoán bệnh lý thông qua kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.

Bước 6: Nếu không có chỉ định nhập viện

  • Bệnh nhân nhận phác đồ điều trị, đơn thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ
  • Đến quầy thu phí đóng dấu và đóng chi phí thuốc
  • Lĩnh thuốc tại nhà thuốc bệnh viện.

Bước 7: Nếu có chỉ định nhập viện, bệnh nhân đến khu vực đón tiếp làm thủ tục nhập viện theo hướng dẫn của điều dưỡng sau khi bác sĩ đã hoàn thành hồ sơ bệnh án.

6. Thời gian làm việc của bệnh viện đa khoa nông nghiệp

  • Bệnh viện đa khoa nông nghiệp làm việc từ Thứ 2 - Chủ nhật hàng tuần: Sáng: 7h30 - 12h00; Chiều: 13h30 - 17h00
  • Cấp Cứu: 24/7

7. Thông tin liên hệ bệnh viện đa khoa nông nghiệp

7.1. Bệnh viện đa khoa nông nghiệp - Cơ sở I

Địa chỉ cơ sở I: Km13+500 Quốc lộ 1A – Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Ðiện thoại: 04 3.861.5320; Fax: 04 3.861.5320;

Email: benhviennongnghiep1@gmail.com.

7.2. Bệnh viện đa khoa nông nghiệp - Cơ sở II

Địa chỉ cơ sở II: Số 16 Ngõ 183 - Đặng Tiến Đông - Đống Đa – Hà Nội

Ðiện thoại: 04 3.857.4516;

Email: benhviennongnghiep1@gmail.com.

5.0
Thái độ phục vụ:
5
Thời gian chờ đợi:
5
Vệ sinh, sạch sẽ:
5
Được giới thiệu:
80% (3725)

Tìm kiếm bác sĩ theo Chuyên Khoa