Bệnh viện xây dựng

Bệnh viện xây dựng

Ghi nhớ
5
6327
  • Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Thứ 2 - Thứ 6: Sáng (08:00 - 12:00) - Chiều (13:30 - 17:00)
    Thứ 7: Sáng (08:00 - 12:00)

Bệnh viện Xây Dựng là bệnh viện tuyến cao nhất trong mạng lưới y tế ngành Xây dựng. Bệnh viện với đầy đủ chuyên khoa, dịch vụ y tế Phong phú và đa dạng. Bệnh viện chuyên khám và điều trị cán bộ công nhân viên ngành xây dựng và người dân trên địa bàn Hà Nội, các tỉnh lân cận.

1. Giới thiệu về bệnh viện xây dựng

  • Là cơ sở y tế tuyến cao nhất thuộc sự quản lý của Bộ Xây Dựng, bệnh viện Xây Dựng hiện nay tọa lạc tại khu vực quận Thanh Xuân – nội thành Hà Nội. Đây là vị trí thuận lợi giúp người dân thành phố có thể dễ dàng tìm đến thăm khám và điều trị.
  • Tiền thân của Bệnh viện Xây Dựng là Trung tâm Y tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) được thành lập ngày 30/4/1990. Đáp ứng yêu cầu y tế của ngành, năm 2005 Bệnh viện Xây dựng đã ra đời.
  • Hiện nay bệnh viện là một trong số ít cơ sở y tế hạng I tại Hà Nội. Quy mô của bệnh viện hiện nay đạt mức 370 giường bệnh cùng 312 cán bộ công nhân viên. Đối tượng phục vụ chính của Bệnh viện là cán bộ, công nhân viên trực thuộc ngành; Đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế và những người khám chữa bệnh tự nguyện.
  • Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế cũng như định hướng hoạt động của bệnh viện, Bệnh viện Xây Dựng trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế, máy móc công Nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám và điều trị cho người dân.
  • Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao, chuyên môn sâu rộng giúp quá trình khám, chữa bệnh được hiệu quả nhất. Những bác sĩ cần phải kể đến đó là: Bác sĩ – Thạc sĩ Lê Thị Hằng – hiện nay là Giám đốc Bệnh viện; bác sĩ Hoàng Văn Lợi – chuyên khoa sản…

2. Ban giám đốc bệnh viện xây dựng

  • Bà Lê Thị Hằng – Giám đốc Bệnh viện Xây dựng 

3. Chức năng, nhiệm vụ chính của Bệnh viện Xây Dựng

Bệnh viện Xây Dựng là một trung tâm y học dự phòng nổi tiếng tại Thành phố Hà Nội. Theo đó, bệnh viện thực hiện nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau, cụ thể:

  • Chức năng nhiệm vụ về an toàn vệ sinh lao động của cơ quan: Y học lao động; tổ chức khám chữa bệnh, khám phát hiện, giám định bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng phục hồi chức năng, phòng chống bệnh nghề nghiệp; khảo sát, đo đạc, đánh giá môi trường lao động; nghiên cứu các yếu tố môi trường, các bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng và đề xuất biện pháp phòng chống.
  • Tổ chức khám và điều trị bệnh Nội/ Ngoại trú cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong ngành Xây dựng và cộng đồng;
  • Thực hiện khám, sàng lọc phát hiện bệnh nghề nghiệp;
  • Tầm soát ung thư sớm cho người bệnh;
  • Điều trị, phục hồi chức năng;
  • Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực y tế cho đất nước;
  • Tiến hành công tác nghiên cứu khoa học về Y khoa.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng cũng như được bệnh viện chú trọng hơn cả đó là thực hiện khám chữa, phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm. Nhờ vậy, giúp điều trị bệnh kịp thời.

4. Dịch vụ khám chữa tại Bệnh viện Xây Dựng

Theo các số liệu thống kê, Bệnh viện Xây Dựng hiện có đến 11 dịch vụ giúp đáp ứng nhu cầu của người bệnh như: Hồi sức – cấp cứu; thai sản (sinh đẻ trọn gói); chẩn đoán hình ảnh… Cụ thể như sau:

  • Dịch vụ tai nạn cấp cứu: Người bệnh sẽ được khám và chăm sóc tại chỗ, thực hiện đầy đủ các chăm sóc khẩn cấp.
  • Xét nghiệm chẩn đoán bệnh: Xét nghiệm máu, nước tiểu…
  • Dịch vụ điều trị bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu.
  • Dịch vụ thai sản và sinh trọn gói
  • Khám và điều trị bệnh ngoại trú
  • Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Khám sức khỏe tổng quát gồm xét nghiệm, đo huyết áp…
  • Chẩn đoán hình ảnh gồm: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính…
  • Dịch vụ cung cấp thuốc trong điều trị bệnh.
  • Khám và điều trị nội trú.
  • Dịch vụ lưu viện trong ngày.

5. Quy trình khám chữa tại Bệnh viện Xây Dựng

Quy trình khám bệnh tại bệnh viện là điều mà nhiều người quan tâm. Bởi khi nắm rõ được quy trình sẽ giúp người bệnh chủ động và tiện lợi hơn. Dưới đây quy trình khám bệnh và quy trình khám thai mà bạn đọc nên lưu ý.

5.1. Quy trình khám bệnh

  • Bước 1: Người bệnh đến quầy đăng ký, nhận số thứ tự và số phòng khám từ quầy tiếp đón.
  • Bước 2: Bạn khai báo một số thông tin cá nhân (ngày sinh, giới tính, địa chỉ, số điện thoại) và thông tin sức khỏe (tình trạng hiện tại, giấy hẹn tái khám, sổ y bạ (nếu có).
  • Bước 3: Nhân viên y tế sẽ tiếp nhận và cập nhật thông tin của người bệnh lên hệ thống. Cung cấp số thứ tự, hướng dẫn những việc cần thiết khi thăm khám.
  • Bước 4: Người bệnh đến phòng khám và chờ gọi đến tên. Bác sĩ sẽ tiến hành khám và chẩn đoán lâm sàng, hoặc thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán, kê đơn thuốc, chỉ định nhập viện ngay lập tức nếu cần thiết.
  • Bước 5: Người bệnh cầm kết quả đến quầy thanh toán, thanh toán tiền. Nếu có BHYT sẽ được hưởng chính sách miễn giảm theo quy định của Nhà nước.

5.2. Quy trình khám thai tại Bệnh viện Xây Dựng

Thai phụ có thể đến Bệnh viện Xây Dựng để thăm khám và sử dụng dịch vụ thai sản và sinh trọn gói. Và dưới đây là quy trình khám thai tại bệnh viện dành cho các thai phụ.

  • Bước 1: Thai phụ mua sổ khám bệnh ở cửa quầy thu ngân số 1 với giá 3000 đồng. Sau đó điền đầy đủ thông tin vào sổ và đợi đến lượt khám của mình.
  • Bước 2: Đưa sổ khám bệnh cùng thẻ BHYT (nếu có) rồi đăng ký khám thai.
  • Bước 3: Nhân viên y tế sẽ mời thai phụ vào phòng khám theo số đăng ký khai thai của mình.
  • Bước 4: Khi vào phòng khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể thai phụ về việc xét nghiệm máu và nước tiểu, hoặc các dịch vụ điện tim đồ.
  • Bước 5: Sau khi hoàn thành các thủ tục xét nghiệm, thai phụ sẽ được khám và siêu âm thai và bác sĩ kê đơn thuốc (nếu có).
  • Bước 6: Thai phụ trở lại quầy thu ngân để hoàn tất mọi thủ tục.
  • Bước 7: Nếu như có thẻ BHYT thì thai phụ đến quầy phát thuốc đối diện với phòng khám thai để đưa phiếu và nhận thuốc.
  • Bước 8: Thai phụ nhận thuốc và hoàn thành các thủ tục khám thai tại Bệnh viện Xây Dựng.

6. Giá dịch vụ khám thai, sinh nở tại bệnh viện xây dựng

Chi phí của một số dịch vụ khám thai, sinh nở tại bệnh viện cho thai phụ:

benh-vien-xay-dung-2

7. Thời gian làm việc bệnh viện xây dựng

Bệnh viện Xây Dựng Hà Nội không tiếp nhận khám ngoài giờ, chỉ khám chữa bệnh trong giờ hành chính theo đúng quy định chung của bệnh viện:

  • Thứ 2 - Thứ 6: Sáng: 8h00 - 12h00; Chiều: 13h30 - 17h00
  • Thứ 7: Sáng: 8h00 - 12h00.
  • Cấp cứu: 24/7

8. Thông tin liên hệ bệnh viện xây dựng

  • Bệnh Viện Xây Dựng
  • Số điện thoại của Bệnh viện Xây Dựng: (04) 35 530 621
  • Tổng đài: 180010115
  • Email:  bvxd@gmail.com

9. Lưu ý

Người bệnh cần lưu ý, bên cạnh Bệnh viện Xây Dựng tại Hà Nội thì hiện nay nước ta còn có Bệnh viện Xây Dựng Việt Trì cũng trực thuộc Bộ Xây Dựng. Bệnh viện có tiền thân là Bệnh viện Tổng công ty xây dựng Vĩnh Phú – Hoàng Liên Sơn thành lập năm 1985 tại Tằng Lỏong – Bảo Thắng – Lào Cai.

Hiện nay, đây là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín và chất lượng cho người dân tỉnh Phú Thọ cũng như tỉnh lân cận. Bệnh viện trang bị nhiều thiết bị y ế hiện đại phục vụ cho khám chữa như: Máy chụp cắt lớp 8 lát cắt, hệ thống Nội soi dạ dày, máy siêu âm 4D 3 đầu dò…

Địa chỉ: Long Châu Sa, Ph. Thọ Sơn, Việt Trì, Phú Thọ

Số điện thoại: 0210 3910 827.

5.0
Thái độ phục vụ:
5
Thời gian chờ đợi:
5
Vệ sinh, sạch sẽ:
5
Được giới thiệu:
80% (4910)

Tìm kiếm bác sĩ theo Chuyên Khoa