Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Ghi nhớ
5
9003
  • P. Trung Kính & Phạm Văn Bạch, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Thứ 2 - Thứ 6: Sáng (06:30 - 12:00) - Chiều (13:30 - 17:00)
    Thứ 7: Sáng (07:30 - 12:00) - Chiều (13:30 - 17:00)

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là bệnh viện tuyến đầu chuyên khám, điều trị các bệnh về máu, đồng thời là cơ quan tạo máu lớn nhất cả nước, nhận được sự tín nhiệm của người dân trên khắp cả nước.

1. Giới thiệu về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương ra đời vào ngày 31/12/1984 theo Quyết định số 1531/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế với tên gọi ban đầu là Viện Huyết học và Truyền máu, thuộc Bệnh viện Bạch Mai, do GS. Bạch Quốc Tuyên là Viện trưởng. Viện thành lập trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị là Khoa Huyết học – Truyền máu và Phòng Bệnh máu (C5).

Ngày 08/3/2004, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chính thức tách ra hoạt động độc lập, trực thuộc Bộ Y tế (theo quyết định số 31/2004/QÐ-TTg  của Thủ tướng Chính phủ). Đây là dấu mốc quan trọng để Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, xứng đáng là Viện chuyên khoa đầu ngành, ngang tầm với khu vực và quốc tế.

Về lĩnh vực Huyết học: Viện đã xây dựng được hệ thống phòng xét nghiệm hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực Huyết học

Từ năm 2006, Viện bắt đầu triển khai kỹ thuật ghép tế bào gốc và đến nay đã thực hiện được 400 ca ghép, trở thành đơn vị ghép tế bào gốc nhiều nhất và có chất lượng tại Việt Nam. Năm 2014, Viện đã thành lập Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng và thực hiện thành công ghép tế bào gốc từ máu dây rốn không cùng huyết thống vào đầu năm 2015, mở ra hy vọng cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh máu mà không có người hiến tế bào gốc phù hợp. Hiện nay, Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đang lưu trữ trên 4.000 mẫu phục vụ cho ghép tế bào gốc điều trị các bệnh máu và các bệnh lý liên quan khác.

Về lĩnh vực Truyền máu: Viện đã xây dựng được Trung tâm Máu Quốc gia đồng bộ, hoàn chỉnh từ tuyên truyền, vận động hiến máu, tổ chức tiếp nhận máu, sàng lọc, điều chế, lưu trữ, phân phối máu và các chế phẩm máu với công suất lớn, kỹ thuật hiện đại.

2. Chức năng, nhiệm vụ Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

2.1. Chức năng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Viện là tuyến cao nhất trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh về chuyên khoa huyết học và tổ chức công tác truyền máu; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công Nghệ khoa học kỹ thuật; đào tạo, đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực y tế; chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế về lĩnh vực chuyên khoa huyết học và truyền máu; tổ chức các dịch vụ y tế khác phù hợp với khả năng của Viện theo quy định của pháp luật.

2.2. Nhiệm vụ Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Tham mưu trình cấp có thẩm quyền đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác tổ chức, chỉ đạo, quản lý, chuyên môn về lĩnh vực huyết học, truyền máu và tế bào gốc.

Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển từng giai đoạn và kế hoạch hoạt động hằng năm của Viện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện.

  • Công tác khám bệnh, chữa bệnh
  • Công tác phòng bệnh:
  • Công tác truyền máu và tế bào gốc
  • Công tác nghiên cứu khoa học
  • Đào tạo, đào tạo bồi dưỡng nhân lực y tế
  • Công tác chỉ đạo tuyến
  • Hợp tác quốc tế
  • Quản lý đơn vị
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

3. Ban giám đốc Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

  • TS.BS. Bạch Quốc Khánh - Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
  • ThS. Lê Lâm - Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
  • BSCKII. Phạm Tuấn Dương - Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
  • PGS.TS Nguyễn Hà Thanh - Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

4. Cơ sở vật chất Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Để hỗ trợ tốt nhất cho việc phát triển và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã luôn quan tâm chú trọng đầu tư phát triển cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cũng như cái thủ thuật chuyên môn nâng cao. Nhiều trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại đã được Viện đầu tư nâng cấp nhằm hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã đưa vào áp dụng nhiều thủ thuật mới, nâng cao giúp việc khám, chữa bệnh được thuận lợi hơn.

  • Kỹ thuật ghép tế bào gốc – trở thành đơn vị ghép tế bào gốc nhiều nhất và chất lượng tại Việt Nam.
  • Ghép tế bào gốc từ máu dây rốn không cùng huyết thống.
  • Áp dụng xét nghiệm sinh học phân tử vào chẩn đoán trước sinh các bệnh máu di truyền trên cả mẫu tế bào ối và tế bào phôi.
  • Chẩn đoán các ca bệnh khó, theo dõi các ca bệnh điều trị bằng phương pháp nhắm đích, ghép tế bào gốc,…

5. Quy trình khám tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

5.1. Quy trình khám bệnh có BHYT tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương như sau:

Những giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế
  • Thẻ Bảo hiểm y tế: 01 bản gốc và 01 bản photo
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh (CMND, căn Cước công dân, giấy phép lái xe, thẻ quân nhân, thẻ học sinh…): 01 bản gốc và 01 bản photo
  • Sổ khám bệnh (theo mẫu của đơn vị khám bệnh)
  • Giấy hẹn khám lại, giấy ra viện (đối với người điều trị nội trú được hẹn khám lại)

Các bước thực hiện:

Bước 1: 

  • Chuẩn bị sổ khám bệnh và giấy tờ liên quan (như trên)
  • Lấy số thứ tự tại máy rút số và chờ đến lượt làm thủ tục

Bước 2: 

  • Làm thủ tục đăng ký khám bệnh
  • Nhận số thứ tự vào phòng khám
  • Địa điểm: Tại quầy đón tiếp số 8, 9, 10

Bước 3:

  • Khám lâm sàng và chỉ định xét nghiệm
  • Lấy máu xét nghiệm và nhận giấy hẹn trả kết quả
  • Tư vấn kết quả xét nghiệm, nhận đơn thuốc và hẹn khám lại (nếu có)
  • Địa điểm: Phòng khám từ số 2 đến số 8

Bước 4:

  • Thanh toán chi phí khám bệnh và xét nghiệm
  • Nhận lại thẻ BHYT
  • Địa điểm: Tại Quầy đón tiếp số 8, 9, 10 

Bước 5:

  • Lĩnh thuốc theo đơn (nếu có) tại Quầy phát thuốc Bảo hiểm số 14 (dành cho người có đơn thuốc theo BHYT)

Lưu ý: Nếu có chỉ định nhập viện, người bệnh làm thủ tục tại quầy đón tiếp số 11  

5.2. Quy trình khám bệnh theo yêu cầu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương như sau:

Bước 1:

  • Chuẩn bị sổ khám bệnh
  • Lấy số thứ tự tại máy rút số và chờ đến lượt làm thủ tục

Bước 2:

  • Làm thủ tục đăng ký khám bệnh
  • Nhận số thứ tự vào phòng khám
  • Địa điểm: Quầy đón tiếp khu vực khám bệnh theo yêu cầu

Bước 3:

  • Khám lâm sàng và chỉ định xét nghiệm tại Phòng khám số 9, 10

Bước 4: Thanh toán chi phí khám bệnh và xét nghiệm tại quầy đón tiếp số 11 (sau đó quay lại phòng khám thực hiện bước 5)

Bước 5:

  • Lấy máu xét nghiệm và nhận giấy hẹn trả kết quả
  • Tư vấn kết quả xét nghiệm, nhận đơn thuốc và hẹn khám lại (nếu có)
  • Địa điểm: Phòng khám số 9, 10

Lưu ý: Nếu có chỉ định nhập viện, người bệnh làm thủ tục tại quầy đón tiếp số 11

Bảng giá tham khảo một số dịch vụ, thủ thuật khám, chữa bệnh tại Viện Huyết học – Truyền máu trung ương (Cập nhật tháng 7/2020).

vien-huyet-hoc-truyen-mau-trung-uong-2

6. Thời gian làm việc Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, cụ thê như sau:

  • Thứ 2 - Thứ 6: Sáng: 6h30 – 12h00; Chiều: 13h30 – 17h00
  • Thứ Bảy: Sáng: 7h30 – 12h00; Chiều: 13h30 – 17h00
  • Bệnh viện cấp cứu 24/24

7. Thông tin liên hệ Viện Huyết học – Truyền máu trung ương

VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG

National Institute of Hematology and Blood Transfusion

Viết tắt (theo tiếng Anh): NIHBT

Fax: (024) 3868 5582

Email: vienhhtmtu@nihbt.org.vn

Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

5.0
Thái độ phục vụ:
5
Thời gian chờ đợi:
5
Vệ sinh, sạch sẽ:
5
Được giới thiệu:
80% (7203)