Tìm hiểu chung
Cắt bỏ tuyến thượng thận là gì?
Cắt bỏ tuyến thượng thận là phẫu thuật loại bỏ một hoặc cả hai tuyến thượng thận. Tuyến thượng thận là hai cơ quan nhỏ, nằm trên mỗi quả thận. Chúng tiết ra các hormone giúp điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hệ thống miễn dịch, trao đổi chất, lượng đường trong máu và kiểm soát huyết áp.
Mục đích của Cắt bỏ tuyến thượng thận là loại bỏ các các khối u hoặc ung thư ở tuyến thượng thận.
Khi bạn nào cần thực hiện phẫu thuật cắt tuyến thượng thận?
Hầu hết các khối U tuyến thượng thận không phải ung thư (lành tính). Bạn có thể được yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ tuyến thượng thận nếu khối u sản sinh ra kích thích tố dư thừa hoặc có kích thước lớn (hơn 4–5cm). Bạn cũng có thể được yêu cầu phẫu thuật nếu khối u là ung thư (ác tính) hoặc nghi ngờ bị ung thư. Phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận. Bạn cũng có thể cần cắt bỏ tuyến thượng thận để loại bỏ ung thư đã lan rộng (di căn) từ một vị trí khác như thận hoặc phổi.
Điều cần thận trọng
Những điều bạn cần biết trước khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận
Cắt bỏ tuyến thượng thận không dành cho tất cả mọi người. Thủ thuật này có thể bị chống chỉ định cho các trường hợp bị rối loạn đông máu. Cắt bỏ tuyến thượng thận cũng không nên thực hiện nếu không xác định hoạt động của nội tiết tố. Việc loại trừ u thượng thận lành tính rất quan trọng, vì khối u này phải được điều trị bằng thuốc chẹn alpha trước khi phẫu thuật để ngăn chặn tăng huyết áp kịch phát. Các chống chỉ định khác phụ thuộc vào bệnh đi kèm và tầm quan trọng của phẫu thuật cắt tuyến thượng thận đối với chất lượng cuộc sống hoặc tuổi thọ của bệnh nhân.
Các biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận
Một số biến chứng có thể phát sinh bao gồm:
Chảy máu
Nhiễm trùng
Huyết áp cao
Các biến chứng liên quan đến gây mê
Tổn thương các cơ quan khác
Cục máu đông
Các vấn đề liên quan đến vết thương
Đau là tác dụng phụ thường gặp nhất sau phẫu thuật cắt tuyến thượng thận. May mắn thay, nó có thể được kiểm soát bằng thuốc.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.
Quy trình thực hiện
Chuẩn bị cho phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận?
Gây mê có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn không ăn hoặc uống sau nửa đêm trước ngày phẫu thuật. Với cách này, nếu bạn buồn nôn khi gây mê, sẽ không có gì trong dạ dày để nôn.
Quá trình phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận
Phẫu thuật thường kéo dài từ 3–5 giờ. Tuy nhiên, thường mất từ 5–6 giờ kể từ khi bạn rời khỏi khu vực tiền hôn mê cho đến khi bạn đến phòng hồi sức.
Bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện cắt tuyến thượng thận bằng phẫu thuật mở hoặc thủ thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và rút ngắn thời gian hồi phục.
Phẫu thuật mở
Nếu các tuyến thượng thận hoặc các khối u đặc biệt lớn, bác sĩ có thể lựa chọn phẫu thuật mở. Với phẫu thuật cắt tuyến thượng thận mở, bác sĩ rạch một vết lớn dưới xương sườn hoặc ở hai bên cơ thể. Những vết mổ này cho phép bác sĩ phẫu thuật tiếp cận các tuyến và các mạch máu nối với chúng.
Bác sĩ phẫu thuật ngắt kết nối mỗi tuyến thượng thận với các mạch máu và mô xung quanh. Họ buộc các mạch máu để ngăn chặn chảy máu quá mức và lấy các tuyến thượng thận ra khỏi cơ thể. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rửa sạch khoang bụng bằng dung dịch nước muối vô trùng trước khi đóng vết thương. Sau đó, họ sẽ đóng các vết rạch bằng các mũi khâu.
Phẫu thuật nội soi
Cắt tuyến thượng thận bằng nội soi phổ biến hơn thủ thuật mở vì có tỷ lệ thành công cao. Với phẫu thuật nội soi, bác sĩ rạch các vết nhỏ ở bụng và gần rốn để tiếp cận với tuyến thượng thận. Một ưu điểm khác của phương pháp nội soi là thời gian hồi phục nhanh hơn.
Bác sĩ đưa một máy ảnh nhỏ vào trong vết mổ để nhìn thấy khoang bụng trên một màn hình. Khoang bụng được lấp đầy khí giúp bác sĩ nhìn rõ tuyến thượng thận.
Bằng cách sử dụng các dụng cụ được đưa vào qua vết mổ, bác sĩ sẽ ngắt kết nối các tuyến thượng thận và đốt các mạch máu. Các tuyến thượng thận được cắt bỏ thông qua một túi nhựa mà bác sĩ đưa vào khoang bụng.
Điều gì xảy ra sau khi cắt tuyến thượng thận?
Sau khi phẫu thuật cắt tuyến thượng thận, bạn sẽ nghỉ ngơi trong phòng hồi sức, nơi nhân viên có thể theo dõi các dấu hiệu quan trọng. Khi hết thuốc gây mê và tỉnh lại, bạn được nghỉ ngơi tại phòng bệnh.
Nếu thực hiện phẫu thuật cắt tuyến thượng thận mở, bạn có thể ở lại bệnh viện 4 hoặc 5 ngày. Bạn thường có thể về nhà 2–3 ngày sau khi cắt tuyến thượng thận nội soi. Bạn rất có thể cảm thấy đau ở vết rạch. Nếu cắt tuyến thượng thận nội soi, bạn cũng có thể cảm thấy co thắt hoặc đầy hơi do có khí trong bụng.
Bác sĩ phẫu thuật sẽ lên lịch hẹn khám 2 tuần sau khi phẫu thuật. Hãy thảo luận về bất kỳ triệu chứng đau hoặc các mối quan tâm khác mà bạn có thể có tại buổi hẹn này. Bạn có thể cần được chăm sóc, theo dõi nếu gặp bất kỳ biến chứng nào từ phẫu thuật.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.
Hồi phục sức khỏe
Bạn nên làm gì sau khi cắt bỏ tuyến thượng thận?
Nói chung, sau phẫu thuật cắt tuyến thượng thận, bạn có thể trở lại làm việc hoặc đi học ngay khi cảm thấy sẵn sàng. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cho bạn biết nên tránh nâng vật nặng trong 6–8 tuần sau phẫu thuật.
Nếu loại bỏ cả hai tuyến thượng thận, bạn sẽ được dùng thuốc bổ sung để thay thế các kích thích tố mà tuyến thượng thận thường sản xuất.
Nguồn tham khảo
Cắt bỏ tuyến thượng thận, https://www.medindia.net/surgicalprocedures/adrenalectomy.htm
Cắt bỏ tuyến thượng thận, https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/16718-adrenalectomy