Bạc hà mèo

Tên hoạt chất: Bạc hà mèo

Tác giả: Tran Pham

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Tên khoa học: Nepeta cataria

Tên gọi khác: Cataire, Catmint, Catnep, Catswort, Chataire, Field Balm, Herbe à Chat, Herbe aux Chats, Hierba Gatera, Menta de Gato, Menthe des Chats, Nepeta

Tác dụng

Tìm hiểu chung

Bạc hà mèo dùng để làm gì?

Bạc hà mèo có thể dùng để chữa chứng đau nửa đầu, chứng bồn chồn, khó ngủ, cảm lạnh, đau bụng kinh, các vấn đề tiêu hóa, Hen suyễn và cảm cúm. Thoa thuốc Bạc hà mèo sẽ giúp chữa bệnh Viêm khớp và bệnh trĩ.

Bạc hà mèo thường được dùng để chữa các triệu chứng ở mức độ nhẹ của các bệnh trên và có thể dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Thuốc còn có thể công dụng lợi tiểu.

Cơ chế hoạt động của bạc hà mèo là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy một thành phần của bạc hà mèo là nepetalatcone có thể làm thư giãn, cũng như giúp chống viêm và chống nhiễm khuẩn.

Liều dùng

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho bạc hà mèo là gì?

Bạn có thể đun 10 muỗng cà phê lá phơi khô với 1 lít nước sôi trong vòng 10 phút, dùng 3 lần/tuần. Hoặc dùng 1-5 ml rượu thuốc ba lần/ngày.

Liều dùng của bạc hà mèo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạc hà mèo có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của bạc hà mèo là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như: thuốc viên, lá khô, hỗn hợp thuốc dạng lỏng, rượu thuốc.

Công dụng của bạc hà mèo

Thư giãn cơ bắp: Trà từ cỏ bạc hà mèo được sử dụng nhằm thuyên giảm tình trạng chuột rút cơ và chuột rút trong thời gian có kinh nguyệt.

Hỗ trợ hô hấp: Các nghiên cứu lâm sàng cũng đã xác nhận khả năng giãn phế quản của tinh dầu bạc mèo, từ đó hỗ trợ việc sử dụng loại thảo mộc này cho các vấn đề hô hấp.

Hỗ trợ tiêu hóa: Cây bạc hà mèo có dược tính khiến người sử dụng đánh rắm cũng như vị đắng kèm theo và khả năng co thắt. Đây là một sự kết hợp không quá phổ biến trong các loại thảo mộc nhưng lại vô cùng hữu ích cho các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu và ợ nóng.

Hỗ trợ miễn dịch: Người Mỹ bản xứ thường sử dụng cỏ bạc hà mèo để tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là trong trường hợp sốt hoặc cảm lạnh.

 

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng bạc hà mèo?

Bạc hà mèo có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu dùng quá nhiều như:

  • Đau đầu

  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Cảnh báo

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng bạc hà mèo bạn nên biết những gì?

Phụ nữ bị bệnh viêm vùng chậu hay có kinh nguyệt kéo dài, mất nhiều máu không nên dùng bạc hà mèo vì thuốc sẽ làm kinh nguyệt nặng hơn.

Bạc hà mèo có thể làm cho phản ứng hệ thần kinh trung ương chậm lại, gây buồn ngủ cũng như một số triệu chứng khác. Nếu dùng chung với những thuốc an thần khác có thể làm hệ thần kinh tê liệt. Nên ngưng dùng thuốc trước khi phẫu thuật khoảng 2 tuần.

Không nên uống thuốc bạc hà mèo với liều lượng cao trong thời gian dài.

Những quy định cho bạc hà mèo ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng bạc hà mèo nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của bạc hà mèo như thế nào?

Bạc hà mèo có thể kích thích tử cung, nên có thể sẽ gây ra sẩy thai khi dùng cho phụ nữ mang thai. Không nên dùng thuốc cho trẻ em. Đã có trường hợp trẻ em dùng thuốc này bị đau bụng, khó chịu, phản ứng chậm sau khi dùng trà làm từ lá bạc hà mèo.

Bạc hà mèo có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng bạc hà mèo.

Rượu và thuốc an thần khi dùng với bạc hà mèo sẽ làm chậm phản ứng của hệ thần kinh.

Bạc hà mèo có thể làm ảnh hưởng đến cân bằng điện sinh và nồng độ lithium trong cơ thể.

Hello Health Group 

Nguồn tham khảo

Bạc hà mèo, http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-831-c